Tán sỏi ngoài cơ thể là 1 trong những phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hữu hiệu và an toàn do không cần phẫu thuật, không xâm lấn. Trường hợp nào và tính chất thế nào thì người bệnh được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể, dưới đây là câu trả lời cho bạn.
Bạn đang đọc: Trường hợp nào chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể?
1. Những điều cần biết về tán sỏi ngoài cơ thể
1.1 Nguyên lý của tán sỏi ngoài cơ thể
Hiện nay, phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được coi là sự tiến bộ vượt bậc trong điều trị sỏi, giúp bệnh nhân điều trị sỏi êm ái và hiệu quả bậc nhất. Đây là phương pháp sử dụng sóng xung kích tập trung vào viên sỏi, sinh ra lực ép lớn hơn lực căng của bề mặt sỏi khiến sỏi vỡ vụn. Sau đó, những mảnh nhỏ sẽ đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Đây là phương pháp điều trị chủ yếu với sỏi thận và sỏi niệu quản.
Thời gian điều trị với tán sỏi ngoài cơ thể rất nhanh chóng, chỉ khoảng từ 30 phút – 45 phút, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và không có cảm giác đau đớn. Bởi sóng xung kích được điều chỉnh với cường độ phù hợp, hoàn toàn vô hại với cơ thể con người. Quy trình tán sỏi ngoài cơ thể diễn ra như sau:
– Người bệnh được điều dưỡng đưa vào phòng tán sỏi vô khuẩn.
– Người bệnh được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn tán sỏi, đeo tai nghe chống ồn để tránh khó chịu với âm thanh khí tán sỏi. Tuyệt đối lưu ý sỏi có thể di chuyển theo nhịp thở nên cần hít thở đều, tinh thần thoải mái để kết quả điều trị tốt nhất.
– Sau đó, người bệnh sẽ được bôi một lớp gel siêu âm lên vùng da ở mạng sườn ở vị trí có sỏi.
– Trước điều trị 30 phút, người bệnh sẽ được đặt đường truyền tĩnh mạch, tiêm thuốc chống chảy máu, giảm đau.
– Khi người bệnh đã sẵn sàng, bác sĩ sẽ tiến hành tán sỏi. Qua màn hình với độ phân giải cao chiếu hình ảnh của viên sỏi, bác sĩ sẽ xác định chuẩn vị trí và điều chỉnh sóng xung kích tập trung tán vỡ viên sỏi.
– Sau liệu trình điều trị, người bệnh sẽ được điều dưỡng xử lý gel siêu âm và hướng dẫn ngồi dậy với tư thế thoải mái nhất.
– Cuối cùng bệnh nhân theo dõi tại bệnh viện khoảng 30 phút, khi tình trạng ổn định sẽ được về nhà ngay.
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp hoàn toàn không xâm lấn, không mổ, không để lại sẹo, không chảy máu
1.2 Ưu điểm khi được chỉ định điều trị tán sỏi ngoài cơ thể
Điều trị không đau, không mổ: Với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, người bệnh điều trị với sóng xung kích, tác động vào viên sỏi mà không cần phẫu thuật nên không có cảm giác đau đớn.
Thời gian điều trị và phục hồi nhanh chóng: Có thể nói tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị tán sỏi có thời gian điều trị nhanh hàng đầu. Thông thường một liệu trình điều trị chỉ mất khoảng 30 – 45 phút tùy vào tình trạng của người bệnh. Đây là thời gian rút ngắn tối đa so với các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, người bệnh hoàn toàn không cần lưu viện sau điều trị. Ngay sau khi tán sỏi, bệnh nhân có thể ngồi dậy được ngay và hoạt động cơ thể bình thường. Tình trạng ổn định, bệnh nhân có thể ra về.
Tỉ lệ sạch sỏi cao: Được điều trị với dàn máy tán sỏi công nghệ cao cùng với chuyên môn đến từ bác sĩ, tỉ lệ sót sỏi sau tán sỏi ngoài cơ thể là rất thấp.
Tiết kiệm chi phí: Bởi điều trị chỉ “gói gọn” trong tối đa một ngày, không cần nằm viện và sau khi điều trị, người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường nên sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng sau mổ sỏi niệu quản
Bệnh nhân có thể xuất viện về nhà sau khi tán sỏi mà không phải chịu nhiều đau đớn
2. Chỉ định điều trị với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
2.1 Các trường hợp bệnh nhân được chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể có thể điều trị áp dụng với đa dạng loại sỏi, vị trí và tính chất. Tuy nhiên, sỏi thận và sỏi niệu quản là hai loại sỏi được đánh giá là điều trị hiệu quả bậc nhất, đặc biệt là với:
– Sỏi thận
– Sỏi niệu quản ⅓ trên sát bể thận và có kích thước
Bên cạnh đó, một số điều kiện để đảm bảo điều trị thành công gồm:
Kích thước của viên sỏi
– Sỏi thận kích thước ≤ 1.5cm
– Sỏi niệu quản
– Trường hợp sỏi lớn hơn cần được bác sĩ cân nhắc và lựa chọn.
Vị trí sỏi
– Sỏi nằm trong bể thận tán dễ vỡ nhất vì xung quanh đều là nước – đây cũng là môi trường lý tưởng để sử dụng sóng xung kích.
– Sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên tán dễ vỡ hơn sỏi niệu quản.
– Sỏi đài trên và đài giữa cho kết quả 75-80% thành công, sỏi đài dưới chỉ cho kết quả 60% vì sỏi khó đào thải qua bể thận hơn.
Thành phần hóa học của sỏi
– Sỏi tính chất quá rắn (cystin) hay quá mềm (calculmus) thường gây khó khăn trong quá trình điều trị bởi sỏi cứng thì tán khó vỡ còn sỏi mềm thì khó thoát ra ngoài vì mảnh sỏi thường “dính” vào nhau.
– Ngoài ra, sỏi Struvite tuy dễ vỡ nhưng khi vỡ sẽ giải phóng vi khuẩn nằm trong sỏi ra đường niệu, dễ gây tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời,các mảnh sỏi cũng khó thoát ra ngoài và có thể dẫn tới tái phát sỏi.
Số lượng sỏi
Số lượng không quá 3 viên sỏi.
>>>>>Xem thêm: Thời tiết nắng nóng làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận
Người bệnh cần dựa vào nhiều tiêu chí để xác định có điều trị được bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hay không
Bên cạnh đó, một số trường hợp không được chỉ định điều trị với phương pháp này:
– Phụ nữ đang mang thai.
– Mắc phải bệnh lý nghiêm trọng: tim, não, gan, thận…
– Người bệnh bị rối loạn chức năng đông máu hoặc dùng thuốc chống đông máu.
– Viêm đường tiết niệu chưa điều trị dứt điểm.
– Dị dạng đường tiết niệu.
2.2 Một số lưu ý sau khi tán sỏi ngoài cơ thể
– Người bệnh sau khi tán sỏi ngoài cơ thể xuất hiện đau lưng nhẹ, nước tiểu có thể hòa lẫn máu nhạt, người bệnh hoàn toàn yên tâm bởi những triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất.
– Người bệnh nên uống thật nhiều nước mỗi ngày để đảm bảo đủ nước cung cấp cho cơ thể và hỗ trợ đào thải sỏi ra ngoài nhanh hơn.
– Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về: thuốc uống, kiêng cữ, chế độ ăn uống và sinh hoạt…
– Người bệnh cũng cần xây dựng thực đơn khoa học: ăn nhạt, ít đồ ăn chứa oxalat, tránh uống quá nhiều sữa và bồi bổ quá mức với thịt đỏ…
– Tái khám với bác sĩ điều trị theo thời gian đã hẹn để đánh giá hiệu quả sau điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.