Tình trạng áp xe quanh amidan có nguy hiểm không?

Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm và băn khoăn khi tới thăm khám tại TCI chính là áp xe quanh amidan có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này ngay trong bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Tình trạng áp xe quanh amidan có nguy hiểm không?

1. Về bệnh áp xe amidan

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở vùng họng, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là trẻ em. Về bản chất, amidan là các tổ chức lympho, hoạt động như một cơ chế bảo vệ họng khỏi các tác nhân có hại gây viêm nhiễm. Khi virus và vi khuẩn tấn công quá mức, khiến amidan không thể chống lại được thì dẫn tới tình trạng nhiễm trùng và thường được gọi là viêm amidan.

Áp xe amidan là một biến chứng nguy hiểm thường gặp ở những người bị viêm nhiễm nặng, diễn ra trong thời gian dài. Áp xe quanh amidan xuất hiện sau đợt viêm amidan cấp tính kéo dài khoảng 5 – 7 ngày. Các tác nhân như vi khuẩn, virus gây tổn thương amidan và tạo nên các ổ áp xe chứa nhiều dịch mủ.

Người bệnh mắc viêm amidan có thể nhận biết tình trạng này thông qua một số dấu hiệu như sau:

– Đau rát họng

– Amidan đỏ tấy, sưng to

– Có vết loét ở cổ họng

– Có dịch mủ ở amidan

– Nuốt vướng

– Hơi thở có mùi

– Sốt nhẹ

– Người mệt mỏi

– Khô miệng…

Tình trạng áp xe quanh amidan có nguy hiểm không?

Áp xe quanh amidan là một biến chứng tại chỗ của viêm amidan thường gặp

2. Biến chứng áp xe quanh amidan

Bản chất áp xe quanh amidan có thể khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Khi đó, các tổ chức viêm nhiễm sẽ được cải thiện dần và khỏi nếu được điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu người bệnh không được phát hiện hay điều trị áp xe amidan sớm thì có thể dẫn tới các vấn đề như:

– Vỡ khối mủ áp xe

– Áp xe thành bên họng

– Xoang hang viêm tắc

– Thanh quản phù nề

– Tổn thương thành động mạch cảnh phía bên trong

– Áp xe lan xuống phế quản, phổi, trung thất

– Nhiễm khuẩn huyết…

Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mà còn đe dọa tới tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe mũi họng tối ưu.

Tình trạng áp xe quanh amidan có nguy hiểm không?

Ổ mủ áp xe có thể bị vỡ và gây ra các biến chứng nguy hại đối với sức khoẻ

3. Điều trị viêm amidan 

3.1. Điều trị nội khoa

Đối với tình trạng viêm amidan mức độ nhẹ, trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa theo nguyên tắc sử dụng một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng và đẩy lùi bệnh lý:

– Kháng sinh: Sử dụng cho người bệnh bị viêm amidan do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh nhưng thường được kê đơn sử dụng không quá 14 ngày để tránh kháng kháng sinh.

– Thuốc kháng viêm: Sử dụng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm cho người bệnh trong trường hợp viêm amidan do virus hoặc một số tác nhân khác gây ra.

– Thuốc giảm đau: Cải thiện triệu chứng đau, rát họng gây khó chịu cho người bệnh.

– Thuốc giảm xung huyết, phù nề: Cải thiện triệu chứng sưng nề viêm amidan, xung huyết niêm mạc họng.

– Dung dịch vệ sinh, súc họng để làm sạch niêm mạc họng, loại bỏ bớt các vi khuẩn, ký sinh trùng có hại để quá trình khỏi bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.

Lưu ý, người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả, không nên tự ý uống hay tự ý thay đổi liều lượng thuốc để tránh gây hại cho sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm xoang

Tình trạng áp xe quanh amidan có nguy hiểm không?

Điều trị viêm amidan bằng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ

3.2. Dẫn lưu mủ

Dẫn lưu mủ là quá trình rút dịch mủ ra khỏi amidan đang bị áp xe để tổn thương mau lành hơn và giảm nguy cơ biến chứng. Kỹ thuật này thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, chỉ định trong trường hợp ổ áp xe có kích thước lớn mà điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả.
Sau khi làm sạch dịch mủ, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thêm thuốc để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn và ngăn chặn viêm nhiễm hay các bệnh lý nguy hiểm khác có thể xảy ra.

3.3. Phẫu thuật

Đối với người bệnh mắc viêm nhiễm nghiêm trọng, tái phát nhiều lần trong năm hoặc không thể điều trị nội khoa thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật amidan như sử dụng dao Coblator, dao Laser hoặc dao Plasma. Cắt amidan bằng coblator sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để phá vỡ các liên kết phân tử, giúp bác sĩ bóc tách hoặc làm tan mô mềm bị viêm ở nhiệt độ thấp. Cắt amidan bằng dao laser CO2, sử dụng các bước sóng laser để đốt và loại bỏ tổ chức amidan bị viêm nhiễm.

Cắt amidan bằng dao Plasma, hay còn được gọi là công nghệ Plasma Plus, là phương pháp phẫu thuật được đánh giá là hiệu quả vượt trội hiện nay nhờ các ưu điểm như:

– Lưỡi dao thiết kế mỏng, dẹt nên dễ uốn cong và thao tác trong môi trường cổ họng hẹp, đặc biệt là cổ họng của trẻ nhỏ.

– Nhiệt lượng dao thấp, đảm bảo an toàn cho niêm mạc họng, giảm nguy cơ tổn thương hoặc gây bỏng rát.

– Sóng siêu âm cao tần giúp dao loại bỏ ổ viêm một cách nhẹ nhàng, chính xác tới từng mm mà không gây tổn thương niêm mạc khỏe mạnh.

– Tính năng hàn mạch siêu mỏng có thể ngăn ngừa chảy máu, giúp giảm đau cho người bệnh trong khi mổ.

– Thời gian phẫu thuật diễn ra nhanh trong khoảng từ 30-45 phút, giảm thời gian người bệnh phải gây mê nội khí quản.

– Hiệu quả điều trị vượt trội, viêm amidan được cải thiện gần như hoàn toàn và quá trình hồi phục của người bệnh thường diễn ra nhanh chóng.

Đó cũng là lý do, công nghệ Plasma Plus được lựa chọn nhiều hiện nay để điều trị viêm amidan cho trẻ em và người lớn, đặc biệt là tại các cơ sở y tế lớn. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật phức tạp nên người bệnh cần được khám và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn nhất.

Tình trạng áp xe quanh amidan có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Viêm xoang trán và cách điều trị dứt điểm

Phẫu thuật viêm amidan bằng công nghệ Plasma Plus hiện đại được áp dụng hiện nay

Áp xe quanh amidan là một biến chứng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người bệnh nên cần được khám và điều trị kịp thời, chủ động. Mọi người nên đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để bác sĩ đưa ra các phương án điều trì phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *