Nội soi ngược dòng tán sỏi và những thông tin quan trọng

Nội soi ngược dòng là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả, an toàn và ít xâm lấn. Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho sỏi tại bàng quang và niệu quản. Nhờ những ưu điểm vượt trội mà tán sỏi ngược dòng đang dần trở thành xu thế điều trị phổ biến trong điều trị sỏi tiết niệu.

Bạn đang đọc: Nội soi ngược dòng tán sỏi và những thông tin quan trọng

1. Vài nét về bệnh sỏi tiết niệu

Trong hệ tiết niệu sẽ gồm các cơ quan bài tiết, vận chuyển, chứa và đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể, gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Sỏi tiết niệu là sỏi hình thành ở một trong bốn cơ quan ở hệ tiết niệu.

Đa phần sỏi tiết niệu hình thành tại thận rồi di chuyển xuống các cơ quan khác. Sỏi tiết niệu là tình trạng thường gặp hơn ở nam giới so với nữ giới do ở phái nam hệ tiết niệu thường phức tạp hơn. Sỏi có thể tái phát nhiều lần, thậm chí là dai dẳng cả đời nếu người bệnh không điều trị kịp thời và có chế độ sinh hoạt khoa học.

Sỏi tiết niệu có thể đa dạng về kích thước, chủng loại, vị trí, số lượng… Sỏi từ 5mm trở xuống được đánh giá là sỏi nhỏ và có thể can thiệp để sỏi tự đào thải qua đường tiểu. Sỏi từ 6mm trở lên cần điều trị ngoại khoa theo chỉ định hoặc mổ mở lấy sỏi. Mỗi vị trí sỏi khác nhau sẽ điều trị theo phương pháp khác nhau, tùy vào thể trạng của bệnh nhân.

Nội soi ngược dòng tán sỏi và những thông tin quan trọng

Sỏi tiết niệu là sỏi hình thành tại thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo của người bệnh

2. Thông tin về tán sỏi ngược dòng

Tán sỏi ngược dòng được đánh giá cao trong điều trị sỏi tiết niệu, tuy nhiên không phải trường hợp nào bệnh nhân cũng có thể sử dụng liệu pháp này, cụ thể các trường hợp chỉ định bao gồm:

– Bệnh nhân bị sỏi niệu quản 1/3 giữa và sỏi niệu quản 1/3 dưới.

– Bệnh nhân bị sỏi bàng quang > 1cm hoặc

– Bệnh nhân bị sỏi đài bể thận nhỏ hơn 3 cm với hình dạng đơn giản.

– Bệnh nhân bị sỏi thận do sót/ tái phát sau điều trị mổ mở.

– Bệnh nhân bị sỏi niệu quản di chuyển vào thận sau nội soi phúc mạc.

Ngoài ra, bệnh nhân gặp phải một số tình trạng như: phụ nữ mang thai, tình trạng máu khó đông, suy thận, dị dạng đường niệu… đều không điều trị được với tán sỏi ngược dòng.

2.1 Nội soi ngược dòng có đau không?

Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp sử dụng laser để tán vỡ sỏi. Kỹ thuật này can thiệp điều trị hoàn toàn qua đường tiểu tự nhiên của cơ thể, cụ thể là từ niệu đạo qua bàng quang hoặc niệu quản và hoàn toàn không “dao kéo”. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được tiêm thuốc tê, do đó hoàn toàn không cảm nhận đau đớn hay khó chịu.

Sau quá trình điều trị, người bệnh cũng không đau nhiều do không có vết mổ và không làm tổn thương cơ quan nào. Tuy nhiên, sau điều trị, người bệnh cần đặt ống thông Sonde JJ trong người để hỗ trợ đường tiểu. Ống thông này là một ống mềm với kết cấu đặc biệt nối từ thận qua niệu quản và xuống bàng quang nhằm dẫn lưu nước tiểu.

Tìm hiểu thêm: Mổ sỏi thận nội soi là gì và áp dụng khi nào?

Nội soi ngược dòng tán sỏi và những thông tin quan trọng

Đặt Sonde JJ niệu quản giúp thông tiểu và bảo vệ hệ tiết niệu

Một vài trường hợp, bệnh nhân có thể đau nhẹ khi đi tiểu do ống Sonde JJ, đau khi vận động nhiều, cảm giác cộm nhẹ.. Tuy nhiên đây là tình trạng bình thường, người bệnh nên tránh vận động quá mạnh, tránh chạy nhảy nhiều, uống nhiều nước mỗi ngày để hạn chế tối đa triệu chứng trên.

2.2 Nội soi ngược dòng có nguy hiểm không?

Nhờ điều trị với công nghệ cao và ít xâm lấn, tán sỏi ngược dòng đem lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác:

– Công nghệ hiện đại, tỉ lệ sạch sỏi cao.

– Quy trình thực hiện đơn giản, không gây đau đớn và không để lại sẹo hay khó chịu cho bệnh nhân.

– Điều trị với đa dạng loại sỏi, đa dạng vị trí và kích thước.

– Hạn chế tối đa biến chứng và hạn chế ảnh hưởng đến chức năng cơ thể

– Thời gian điều trị nhanh: từ 30 phút đến 45 phút.

– Hạn chế tối đa lưu viện dài ngày: chỉ khoảng 24h sau điều trị.

Mặc dù tán sỏi ngược dòng là phương pháp điều trị hiện đại, được áp dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới; tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn băn khoăn về độ an toàn của phương pháp này. Có thể nói, bất kì một giải pháp điều trị bệnh nào đều có thể đi kèm rủi ro, tán sỏi ngược dòng cũng vậy.

Người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như: rách hoặc chảy máu niệu quản, rối loạn tiểu tiện, nhiễm trùng huyết… Tuy nhiên đây là một hiện tượng khá ít gặp và có thể can thiệp điều trị khỏi nhanh.

Ngoài ra, với kỹ thuật đơn giản nhưng hiện đại, người bệnh sẽ “lược bớt” được rất nhiều nguy cơ: biến chứng, thời gian phục hồi lâu… do đó mang lại mức độ an toàn cao hơn cho người bệnh.

Nội soi ngược dòng tán sỏi và những thông tin quan trọng

>>>>>Xem thêm: Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Tán sỏi nội soi ngược dòng tại Thu Cúc TCI

2.3 Chi phí để điều trị tán sỏi ngược dòng thế nào?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của một liệu trình điều trị tán sỏi ngược dòng như: tình trạng sỏi và thể trạng của người bệnh, trình độ của bác sĩ chuyên môn, trang thiết bị y tế, chế độ bảo hiểm…

Ngoài ra, nhiều cơ sở y tế còn áp dụng nhiều chương trình khuyến mại cho điều trị sỏi. Do đó, người bệnh nên tham khảo trước mức chi phí, dịch vụ và độ uy tín của các cơ sở y tế trước khi tiến hành điều trị tán sỏi ngược dòng.

Như vậy, để nắm được chính xác chi phí tán sỏi ngược dòng hết bao nhiêu tiền, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn trực tiếp với bác sĩ điều trị để nhận được kết quả chính xác và phác đồ điều trị phù hợp với kinh tế của bản thân.

3. Phòng ngừa sỏi tái phát sau điều trị tán sỏi ngược dòng

Để tránh sỏi tái phát và gây nguy hiểm, bệnh nhân cũng nên lựa chọn cho mình cơ chế chăm sóc bản thân hợp lý nhất. Đặc biệt là với các nhóm đối tượng dễ bị sỏi hoặc tái phát sỏi như: đàn ông trung niên, bệnh nhân mới điều trị tán sỏi…

Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý phòng ngừa tái phát sỏi qua các lưu ý sau:

– Uống đủ nước lọc mỗi ngày, chia đều lượng uống.

– Không nên nhịn tiểu, lượng nước tiểu nên đạt 2 – 2,5 lít mỗi ngày.

– Nạp đủ chất, cân bằng dinh dưỡng: ăn nhiều rau và chất xơ, hạn chế chất béo, hạn chế ăn đồ đóng hộp…

– Không nên ăn quá mặn, giới hạn lượng muối ăn trong ngày.

– Không nên sử dụng nhiều protein động vật, giới hạn ở mức cho phép

– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường: BMI từ 18.5 – 24.9

– Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tăng cường sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *