Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể và những điều cần biết

Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong điều trị sỏi tiết niệu. Dưới đây là những thông tin về phương pháp điều trị này, người bệnh không thể bỏ qua.

Bạn đang đọc: Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể và những điều cần biết

1. Nguyên lý của tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể là kỹ thuật dùng nguồn năng lượng phát ra từ máy tán sỏi hội tụ tại viên sỏi, phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh vụn và theo nước tiểu ra ngoài. Phương pháp này sử dụng sóng xung kích, không gây hại đến cơ thể, đồng thời, người bệnh cũng không đau, không chảy máu, đảm bảo tính thẩm mỹ do không để lại sẹo. Nhờ vậy quá trình hồi phục nhanh, người bệnh không phải nằm viện, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

Máy tán sỏi ngoài cơ thể là dòng máy sử dụng 3000 xung nhịp để tác động lên cơ thể người bệnh. Với công nghệ đột phá, dòng máy tán sỏi này có độ ồn thấp, không gây hại đến cơ thể và đặc biệt tỉ lệ sạch sỏi cao.

2. Tán sỏi ngoài cơ thể – những thắc mắc thường gặp

1.1 Kỹ thuật điều trị tán sỏi ngoài cơ thể có đau không?

Bởi không tác động phẫu thuật mà chỉ tác động đến sỏi qua sóng xung kích nên người bệnh hoàn toàn không có cảm giác đau đớn trong quá trình điều trị. Tuy vậy, tùy vào thể trạng và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà người bệnh có thể ít nhiều đau đớn sau quá trình điều trị. Tuy nhiên cơn đau không kéo dài và không đau quặn và sẽ nhanh chóng qua sau một vài ngày. Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên nghỉ ngơi 1 – 2 ngày sau điều trị để tĩnh dưỡng và hồi phục.

Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể và những điều cần biết

Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tư thế nằm tán sỏi ngoài cơ thể

1.2 Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể thực hiện trong bao lâu?

Trước khi tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X quang, chụp CT… Đồng thời, thực hiện một số xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ để chắc chắn bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật. Khi mọi điều kiện đã được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân sẽ thực hiện điều trị tán sỏi ngoài cơ thể cụ thể qua các bước như sau:

– Bệnh nhân được đưa vào phòng tán sỏi, nằm ngửa thoải mái.

– Bệnh nhân được bôi gel siêu âm, định vị sỏi qua màn hình chiếu trực tiếp. Bác sĩ thông qua đó điều chỉnh máy tán, đưa sóng xung kích tập trung vào sỏi và tán vỡ sỏi.

– Kết thúc điều trị, bệnh nhân ở lại theo dõi khoảng 30 phút và sau khi được bác sĩ tư vấn, bệnh nhân được xuất viện ngay.

Toàn bộ quá trình tán sỏi ngoài cơ thể chỉ diễn ra trong khoảng 30 – 45 phút, bệnh nhân sau điều trị chỉ cần ở lại bệnh viện theo dõi 30 phút là có thể về nhà ngay trong ngày. Đối với phương pháp này, người bệnh cũng không cần nằm viện, tiết kiệm tối đa thời gian điều trị.

1.3 Tán sỏi ngoài cơ thể có nguy hiểm không?

Tán sỏi ngoài cơ thể được đánh giá là phương pháp điều trị an toàn bậc nhất hiện nay. Bởi không tác động mổ mở nên người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ trong quá trình điều trị và nguy cơ biến chứng sau mổ như: chảy máu, nhiễm trùng…

Tuy nhiên bất cứ phương pháp nào cũng có những rủi ro nhất định. Để hạn chế nguy cơ gặp phải nguy cơ, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao và trang thiết bị y tế hiện đại để nâng cao hiệu quả tán sỏi, giảm thiểu rủi ro.

1.4 Tán sỏi ngoài cơ thể giá bao nhiêu?

Chi phí tán sỏi ngoài cơ thể tùy thuộc vào lựa chọn của bệnh nhân, phụ thuộc vào các yếu tố như: chuyên môn của y bác sĩ, cơ sở y tế điều trị, thiết bị y tế, chế độ chăm sóc sau điều trị… Người bệnh có thể áp dụng Thẻ Bảo hiểm y tế, các loại thẻ bảo hiểm bảo lãnh và áp dụng thêm các chương trình khuyến mại tại các cơ sở y tế uy tín để giảm bớt chi phí.

Tìm hiểu thêm: U xơ tuyến tiền liệt ở nam giới: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể và những điều cần biết

Bác sĩ chuyên môn giỏi cũng là nhân tố quyết định chi phí điều trị

3. Những lưu ý khi tán sỏi ngoài cơ thể

Ngoài ra, người bệnh sỏi tiết niệu cần lưu ý:

Đối với kỹ thuật này, người bệnh cần chú ý về chỉ định và chống chỉ định trong điều trị. Tán sỏi ngoài cơ thể áp dụng cho:

– Sỏi thận với kích thước

– Sỏi niệu quản nằm ở vị trí ⅓ trên sát bể thận và có kích thước

Đồng thời, phương pháp này không áp dụng với các trường hợp sau đây:

– Người bệnh bị viêm nhiễm đường tiết niệu chưa khỏi hẳn

– Người bệnh bị máu khó đông hoặc đang uống thuốc đông máu

– Người bệnh bị tắc nghẽn niệu quản phía dưới vị trí có sỏi

– Một số dị dạng về cột sống cong vẹo, thận bị lạc chỗ hoặc béo phì…

– Người bệnh bị bệnh lý nội khoa nặng

– Phụ nữ đang mang thai

– Mỗi liệu trình điều trị với tán sỏi ngoài cơ thể chỉ sử dụng từ 3000 nhịp sóng xung kích trở xuống . Điều này đảm bảo nhu mô thận được an toàn mà vẫn điều trị sạch sỏi cho người bệnh.

– Đồng thời, với tính chất cứng, sỏi có thể di chuyển trong hệ tiết niệu dẫn tới có thể ảnh hưởng tới quá trình và hiệu quả điều trị. Do đó, người bệnh cần bình tĩnh và hít sâu thở đều, hạn chế tối đa việc sỏi di chuyển theo nhịp thở dẫn tới tình trạng sóng xung kích không tác động trúng viên sỏi.

– Sau khi điều trị, bệnh nhân cần phải cung cấp nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày(từ 2 lít/ngày trở lên) để mảnh vụn của sỏi đào thải ra ngoài nhanh hơn. Đồng thời, tránh tình trạng nước tiểu ít, cô đặc, nước không đủ hòa tan khoáng chất dẫn đến sỏi bị tái phát.

 

Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Làm cách nào để giảm bớt đau do sỏi thận?

Phụ nữ đang mang thai chống chỉ định với tán sỏi ngoài cơ thể

Đồng thời, để quá trình điều trị với tán sỏi ngoài cơ thể hiệu quả nhất, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ. Đồng thời, điều này cũng giúp sỏi nhanh chóng đào thải ra bên ngoài, tránh tái phát sỏi:

– Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung ít nhất từ 2,5 – 3 lít nước

– Không ăn quá mặn, điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh:

+ Ăn nhiều rau củ, trái cây; đặc biệt là cam, quýt, bưởi…

+ Không ăn thực phẩm chứa nhiều oxalat

+ Không bổ sung nhiều thực phẩm chứa quá nhiều protein

+ Không uống quá nhiều sữa vào buổi tối, không uống cà phê, trà đặc, nước ngọt…

– Không vận động quá mạnh, nên tập thể dục nhẹ nhàng sau 5 – 7 ngày và tăng dần cấp độ

Ngoài ra, khi phát hiện dấu hiệu bất thường nghi sỏi tiết niệu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *