Canxi cho bé: Vai trò quan trọng và Hướng dẫn bổ sung đúng cách

Canxi là một trong những chất đặc biệt quan trọng và cần thiết để giúp trẻ phát triển xương và có sức khỏe tốt. Thế nhưng, không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc bổ sung canxi cho bé và biết cách bổ sung canxi cho bé đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề bổ sung can xin cho bé này. Cùng tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Canxi cho bé: Vai trò quan trọng và Hướng dẫn bổ sung đúng cách

1. Vai trò quan trọng của canxi đối với bé

Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là đối với sự phát triển của xương và răng. Trẻ em cần canxi để xây dựng và duy trì cấu trúc xương, răng khỏe mạnh. Ngoài ra, canxi còn có vai trò quan trọng chu trình đông máu, dẫn truyền tế bào thần kinh và chức năng co cơ của cơ thể.

Canxi cho bé: Vai trò quan trọng và Hướng dẫn bổ sung đúng cách

Trẻ em cần canxi để có thể phát triển khỏe mạnh

Ở mỗi giai đoạn trong hành trình phát triển, trẻ em sẽ có nhu cầu về canxi khác nhau:

– Trẻ em dưới 6 tháng: trẻ cần bổ sung 300 mg canxi/ngày.

– Trẻ từ 7 – 12 tháng: trẻ cần bổ sung 400 mg canxi/ngày.

– Trẻ 12 tháng – 3 tuổi: trẻ cần bổ sung 500 mg canxi/ngày.

– Trẻ từ 4 – 6 tuổi: trẻ cần cung cấp 600 mg canxi/ngày.

– Trẻ từ 7 – 9 tuổi: trẻ cần cung cấp 700 mg canxi/ngày.

– Đối với trẻ 10 tuổi: trẻ cần 1000 mg canxi/ ngày.

– Độ tuổi từ 11 – 24 tuổi: trẻ cần bổ sung 1200 mg canxi/ ngày.

Nếu thiếu canxi, trẻ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như xương nhỏ, còi xương, chậm lớn, xương biến dạng, răng yếu, mọc không đều, dễ sâu răng, lùn. Thiếu canxi cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến trẻ hay giật mình, quấy khóc khi ngủ vào ban đêm, giảm khả năng vận động của trẻ. Hệ miễn dịch của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng khi trẻ bị thiếu canxi khiến cơ thể mất đi khả năng nhận biết và loại bỏ tế bào ung thư trong cơ thể.

Đối với trẻ dưới 9 tuổi, thiếu hụt canxi có thể làm trẻ trở nên lười ăn, mệt mỏi, dễ ngã, gặp vấn đề về tê mỏi ở chân tay.

Đối với trẻ từ 9 – 16 tuổi, thiếu canxi có thể gây ra các biểu hiện như cáu gắt, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, lười vận động.

Bố mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi cho bé trong tất cả các độ tuổi để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.

2. Nguồn cung cấp canxi cho bé

Canxi có rất nhiều trong thực phẩm ăn uống hàng ngày, dưới đây là những thực phẩm có nguồn can xi dồi dào cho bé.

2.1 Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là những nguồn cung cấp canxi tốt cho bé. Một ly sữa tươi (240ml) có chứa khoảng 300mg canxi.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về công dụng của thuốc Berberin

Canxi cho bé: Vai trò quan trọng và Hướng dẫn bổ sung đúng cách

Sữa và sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi cho bé hiệu quả

2.2 Các loại rau xanh

Các loại rau xanh như cải bó xôi, rau muống, rau bina, rau ngót… đều chứa nhiều canxi và có thể được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của bé.

2.3 Các loại hải sản có rất dồi dào canxi cho bé

Hải sản như tôm, cua, cá, ốc, đều chứa nhiều canxi và có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon cho bé.

2.4 Canxi cho bé ngoài thực phẩm

Đối với trường hợp trẻ kém hấp thụ canxi hoặc việc bổ sung canxi từ sữa, thực phẩm hàng ngày không đủ thì cần cung cấp canxi ngoài. Tuy nhiên việc này cần được hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng bổ sung không đúng dẫn đến thừa canxi cũng có thể gây ra cho trẻ nhiều nguy hiểm.

3. Hướng dẫn bổ sung canxi cho bé

Bổ sung canxi cho bé đúng cách là điều quan trọng để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và không gặp phải những biến chứng liên quan đến sức khỏe khi bổ sung canxi.

Khi bổ sung canxi cho bé, bố mẹ cần tuân thủ những hướng dẫn như sau:

– Tập trung bổ sung canxi thông qua thực phẩm hàng ngày: Đây được coi là cách bổ sung canxi cho bé hiệu quả và đơn giản nhất. Bố mẹ nên cho bé ăn khẩu phần ăn đa dạng với các thực phẩm giàu canxi như đã đề cập ở trên.

– Chỉ nên bổ sung canxi ngoài khi có chỉ định của bác sĩ: Mỗi trẻ và mỗi độ tuổi có nhu cầu hấp thụ canxi khác nhau và không phải trẻ nào cũng cần uống viên canxi. Nếu như bố mẹ thấy trẻ có biểu hiện của thiếu hụt canxi và việc bổ sung canxi qua đường ăn uống không có hiệu quả, khi này mới đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra chi tiết và có hướng dẫn bổ sung canxi phù hợp, an toàn với trẻ.

Canxi cho bé: Vai trò quan trọng và Hướng dẫn bổ sung đúng cách

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về thuốc tuyến giáp giúp điều trị viêm tuyến giáp

Chỉ nên cho bé bổ sung canxi ngoài khi có chỉ định của bác sĩ

– Không nên dùng quá liều: Việc dùng quá liều canxi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như táo bón, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Do đó, bậc cha mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng được khuyến cáo cho từng độ tuổi của bé.

– Kết hợp với vitamin D: Vitamin D là chất xúc tác quan trọng trong việc hấp thụ canxi và giúp xương phát triển khỏe mạnh. Mỗi ngày bố mẹ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 10-20 phút trong vòng 9 đến 9h30 sáng để hấp thụ vitamin D qua da. Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D qua thực phẩm như cá hồi, dầu gan cá, lòng đỏ trứng,…

– Không cho trẻ dùng canxi khi bị đói: Sử dụng canxi khi bị đói vừa làm giảm khả năng hấp thụ canxi lại còn gây hại cho dạ dày , thận, đường tiết niệu. Bố mẹ nên cho bé uống canxi sau khi ăn sáng khaorng 1 giờ đồng hồ sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thụ được tối đa lượng canxi cần thiết.

– Không uống canxi kèm sữa: Nguyên nhân là do trong sữa cũng có canxi mà canxi trong sữa và canxi uống thường có sự tương tranh trong quá trình hấp thụ, điều đó làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Trẻ nên uống canxi cách xa thời gian uống sữa ít nhất 2 giờ để có thể có thể hấp thụ canxi tốt nhất từ hai nguồn này.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vai trò của canxi đối với sự phát triển của bé và hướng dẫn bổ sung canxi cho bé một cách đúng đắn. Bậc cha mẹ cần lưu ý rằng, việc cung cấp đầy đủ canxi cho bé không chỉ giúp bé phát triển khỏe mạnh mà còn giúp tránh được các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai. Do đó, hãy chăm sóc dinh dưỡng cho bé một cách đúng đắn để bé có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Để nhận tư vấn về canxi cho bé phù hợp nhất với thể trạng sức khỏe con em mình, cha mẹ vui lòng liên hệ với TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *