Polyp mũi tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu người bệnh không được điều trị đúng phác đồ. Mổ polyp mũi bao nhiêu tiền và có hiệu quả không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu ngay!
Bạn đang đọc: Mổ polyp mũi bao nhiêu tiền, có hiệu quả không?
1. Thế nào là polyp mũi?
Polyp mũi là khối u lành tính, khu trú ở hốc mũi hoặc trong các xoang. Bản chất polyp là sự thoái hóa cục bộ của niêm mạc, dẫn tới hình thành các tổ chức gần giống như khối u. Các khối polyp mềm, nhẵn, mọng trong, màu hồng nhạt. Cấu trúc bên ngoài là lớp biểu mô với nhiều loại tế bào, bên trong là tổ chức liên kết với tế bào xơ, tạo thành kết cấu lỏng lẻo, chứa dịch nhầy.
Polyp mũi thường có kích thước nhỏ và không cản trở quá trình hô hấp của người bệnh. Tuy nhiên khi polyp phát triển lớn, người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó thở, đau nhức mũi xoang…
Hiện nay, tỷ lệ người mắc polyp mũi tăng cao do ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt, thời tiết, môi trường. Mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng người mắc polyp nhận biết đúng bệnh và điều trị đúng cách.
Polyp mũi khu trú ở hốc mũi hoặc xoang
2. Nhận biết triệu chứng
2.1. Dấu hiệu bệnh lý
Khi có polyp mũi, người bệnh thường xuyên gặp phải vấn đề về hô hấp. Mọi người có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như:
– Nghẹt mũi, sổ mũi
– Chảy máu cam
– Giảm khướu giác
– Mất vị giác
– Đau nhức đầu
– Đau vùng xoang mặt
– Khó thở
– Mệt mỏi
– Ngủ ngáy…
Nghẹt mũi, khó thở… là các triệu chứng cảnh báo polyp mũi
2.2. Giai đoạn mắc bệnh
Polyp mũi thường diễn tiến thành nhiều giai đoạn, tương ứng với mức độ nghiêm trọng của bệnh như sau:
– Giai đoạn 1: Khối polyp nhỏ, mềm, nằm gọn trong khe giữa của mũi và các triệu chứng thường không biểu hiện rõ, chỉ có thể biết khi nội soi tai mũi họng.
– Giai đoạn 2: Khối polyp mũi lớn dần, chiếm hết khe giữa gây khó thở nhẹ, sổ mũi và nghẹt mũi…
– Giai đoạn 3: Khối polyp lớn, che kín lỗ mũi dẫn tới tình trạng người bệnh thường xuyên bị nghẹt thở, hô hấp khó khăn. Một số trường hợp, người bệnh có thể giảm khướu giác và nhìn thấy polyp khi soi giương.
– Giai đoạn 4: Khối polyp to quá mức, che kín hốc mũi và đường thở, có khi lòi ra khẳn cửa mũi. Khi đó, các dấu hiệu sẽ biểu hiện rõ ràng hơn.
Người bệnh nên chủ động khám khi thấy triệu chứng kể trên bởi việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp điều trị kịp thời, hiệu quả cao hơn.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Polyp mũi thường hình thành do viêm niêm mạc mũi hoặc xoang hoặc hình thành do nhiễm vi khuẩn, dị ứng… kéo dài. Khi bị viêm, các mạch máu ở niêm mạc mũi sẽ gia tăng tính thấm, gây tích tụ nước ở trong các mô. Các mô lớn dần và bị kéo xuống dưới rồi trở thành polyp.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp mũi như:
– Mắc bệnh về mũi xoang, niêm mạc mũi xoang nhạy cảm và rất dễ kích ứng.
– Người có đề kháng kém, mang thai, điều trị bệnh mạn tính, trẻ sinh non, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.
– Người sống ở môi trường ô nhiễm không khí, nguồn nước, vệ sinh mũi họng không khoa học.
– Người bị dị ứng với thuốc xịt mũi, thuốc điều trị bệnh mũi xoang.
– Người sinh ra trong gia đình có bố mẹ mắc polyp mũi.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ chữa viêm xoang tại Hà Nội tốt ở đâu?
Polyp mũi có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân
4. Biến chứng polyp mũi
Khi polyp phát triển quá mức mà không được điều trị kịp thời hoặc không tuân thủ phác đồ điều trị, sức khỏe của người mắc bệnh có thể suy giảm nghiêm trọng và gặp phải các biến chứng nặng nề như:
– Hội chứng ngưng thở: Do polyp che kín đường thở, gây cản trở quá trình hô hấp.
– Giảm chức năng khứu giác: Tổn thương niêm mạc mũi xoang và cản trở đường thở có thể làm giảm khả năng cảm nhận mùi hoặc thậm chí mất mùi hoàn toàn.
– Viêm tai giữa: Viêm nhiễm từ mũi xoang có thể lan sang tai và gây viêm tai giữa nguy hiểm cho người bệnh.
– Viêm xoang: Tổn thương niêm mạc xoang có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc viêm xoang hoặc làm tình trạng viêm xoang trở nên nặng hơn.
– Mất cân đối khuôn mặt: Khi polyp phát triển lớn có thể làm thay đổi cấu trúc mũi xoang và gây mất cân đối khuôn mặt.
5. Nguyên tắc điều trị
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ polyp mũi hoặc các bệnh lý mũi xoang khác, người bệnh nên tới các cơ sở y tế kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá tình trạng polyp của người bệnh để đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Có hai phương pháp chính được sử dụng trong việc điều trị polyp mũi, đó là điều trị nội khoa bằng thuốc và phẫu thuật. Với phương pháp nội khoa, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroids, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc kháng histamin… Người bệnh nên tuân thủ đúng phác đồ được chỉ định bởi bác sĩ, và không tự ý sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng để tránh những tác động có hại cho sức khỏe.
Trong trường hợp điều trị nội khoa không đạt hiệu quả hoặc polyp của người bệnh nặng, có kích thước lớn, phẫu thuật sẽ được đề xuất để điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối polyp và điều trị các tình trạng viêm kèm theo để bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, phẫu thuật polyp mũi thông qua phương pháp nội soi được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế, bởi phương pháp này được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả.
Điều trị polyp mũi có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật theo chỉ định
6. Mổ polyp mũi bao nhiêu tiền?
Mổ polyp mũi bao nhiêu tiền, mổ polyp có đắt không… là những vẫn đề mà người bệnh thường xuyên thắc mắc.
Chi phí cắt polyp mũi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh lý, phương pháp phẫu thuật, cơ sở y tế… Do đó, không có một con số cụ thể về chi phí phẫu thuật cắt polyp mũi. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ có chuyên môn cao để được tư vấn cụ thể.
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên chủ động tái khám hoặc thông báo cho bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, để được xử trí đúng cách và theo dõi tình trạng sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về triệu chứng viêm xoang
Mổ polyp mũi bao nhiêu tiền phụ thuộc vào phương pháp, cơ sở y tế…
Như vậy, bài viết đã mang tới những thông tin hữu ích về mổ polyp mũi bao nhiêu tiền. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn và điều trị đúng phác đồ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.