Bệnh viêm xoang là một vấn đề tai mũi họng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Khi mắc viêm xoang, một trong những điều quan tâm phổ biến là chế độ ăn uống phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu viêm xoang nên ăn gì và kiêng gì ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Người bị viêm xoang nên ăn gì và kiêng gì
1. Về bệnh viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc trong các xoang do các tác nhân như vi khuẩn, virus gây ra. Khi bị viêm, niêm mạc thường phù nề, làm tăng tiết dịch nhầy và làm hẹp lỗ thông xoang. Khi đó, dịch nhầy không thể thoát ra ngoài, gây khó thở do tắc nghẽn xoang.
Viêm xoang thường xảy ra với 4 cấp độ chính:
– Viêm xoang cấp tính
– Viêm xoang bán cấp tính
– Viêm xoang mạn tính
– Viêm xoang tái phát
Nguyên nhân của viêm xoang thường do vi khuẩn, virus và các tác nhân khác xâm nhập vào hệ hô hấp và gây viêm nhiễm trong các xoang và vùng mũi xoang. Thời tiết thay đổi và môi trường giao mùa cũng là thời điểm người bệnh dễ mắc hoặc tái phát viêm xoang.
Ngoài ra, một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc viêm xoang bao gồm cấu trúc xoang bất thường, polyp mũi và xoang, dị ứng, ô nhiễm không khí và nguồn nước, thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia, sử dụng quá mức thuốc xịt mũi, và mắc các bệnh tai mũi họng.
Viêm xoang thường biểu hiện thành những dấu hiệu như đau xoang, sổ mũi, ngạt mũi, giảm chức năng của khướu khác, đau đầu, đau hốc mắt, hắt hơi, khó thở, sốt cao, mệt mỏi và khả năng ăn uống kém… Các triệu chứng này ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc đi khám sớm là cần thiết để bảo vệ hệ hô hấp và duy trì sức khỏe.
Niêm mạc lớp lót trong xoang bị viêm do các tác nhân như vi khuẩn gây ra
2. Điều trị viêm xoang
Viêm xoang không chỉ gây khó chịu mà còn có nguy cơ biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, điều trị bệnh viêm xoang thường áp dụng hai phương pháp chính: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
– Điều trị nội khoa: Với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm viêm và cải thiện các triệu chứng bệnh như đau xoang, sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu và khó thở. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm kháng sinh, thuốc co mạch, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm đau, thuốc tan đờm, thuốc xịt mũi, khí dung và rửa mũi… Thời gian sử dụng các loại thuốc này thường kéo dài từ 1-2 tuần. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, không nên áp dụng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng để điều trị viêm xoang, vì có thể gây tổn thương cho cấu trúc mũi xoang.
– Điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp không đạt được hiệu quả từ điều trị nội khoa hoặc khi viêm xoang nặng, có cấu trúc mũi bất thường, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật xoang sẽ làm sạch hoàn toàn các tổ chức niêm mạc bị tổn thương để cải thiện lưu thông trong xoang. Phẫu thuật nội soi là phương pháp thường được ưu tiên trong điều trị viêm xoang do tính hiệu quả, an toàn, nhanh chóng và mỹ thuật cao. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật phức tạp, nên người bệnh cần nhận được tư vấn cẩn thận từ bác sĩ chuyên khoa. Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thể hồi phục nhanh chóng. Nếu sau phẫu thuật, người bệnh gặp các dấu hiệu không bình thường như đau nhức xoang, chảy máu, sốt cao… thì nên thông báo ngay cho bác sĩ để được đánh giá và xử trí kịp thời.
Điều trị viêm xoang bằng thuốc hoặc phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ
3. Viêm xoang nên ăn gì và kiêng gì?
3.1. Viêm xoang nên ăn gì?
Người bị viêm xoang nên thực hiện chế độ ăn đa dạng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Một số thực phẩm có lợi sau cần được bổ sung khoa học để giảm triệu chứng và nâng cao hiệu quả điều trị:
– Thực phẩm giàu kẽm: Hải sản, tôm, cua, ốc, thịt heo, ngũ cốc là những nguồn thực phẩm giàu kẽm giúp giảm viêm sưng ở niêm mạc mũi.
– Thực phẩm giàu vitamin C: Rau xanh như bông cải xanh, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang và các trái cây có múi như cam, quýt có chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm mũi xoang và cải thiện triệu chứng bệnh.
– Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá nục, cá mòi, cá trích, hạt lanh, hạt hướng dương chứa omega-3 giúp giảm đau nhức và khó chịu do viêm nhiễm.
– Thực phẩm có khả năng kháng viêm: Gừng, hành hẹ, tỏi, mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, giúp làm dịu tổn thương mũi họng và tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng.
– Uống đủ nước: Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc, giúp làm loãng dịch nhầy, giảm tiết dịch mủ và làm thông thoáng mũi.
Tuy nhiên, người bệnh không nên chỉ dựa vào thực phẩm này để điều trị viêm xoang mà cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Cần tiêu thụ ở mức vừa phải và khoa học để không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị.
Tìm hiểu thêm: Những kiến thức bạn cần biết về viêm amidan cấp tính
Viêm xoang nên ăn gì và kiêng gì là băn khoăn của nhiều người
3.2. Viêm xoang nên kiêng gì?
Một số loại loại thực phẩm sau người bệnh viêm xoang cần hạn chế sử dụng để làm giảm nguy cơ viêm nhiễm mũi xoang:
– Thực phẩm nhiều đường: Bánh quy, kẹo, soda và các loại nước uống có ga có thể làm gia tăng viêm nhiễm và làm triệu chứng trầm trọng hơn. Thay vào đó, nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên giàu đường như trái cây và củ.
– Chất béo bão hòa: Mỡ động vật, da động vật, các món tráng miệng và thức ăn nhanh có chứa chất béo bão hòa có thể kích thích viêm nhiễm và kéo dài thời gian điều trị.
– Thực phẩm gây dị ứng: Người bệnh viêm xoang cần tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc hạn chế tiếp xúc môi trường có nhiều phấn hoa và mạt bụi. Cẩn trọng khi tiêu thụ các loại thực phẩm có tiềm năng gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, thực phẩm lên men và các loại thức ăn không quen thuộc.
– Thực phẩm cay nóng: Cần tránh cả những thức ăn cay nóng như lẩu, thịt nướng… vì chúng có thể gây kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày và tăng tiết dịch nhầy mủ, làm bệnh khó điều trị hơn.
– Đồ uống có cồn: Rượu bia, cà phê, nước có ga cũng không tốt cho người mắc viêm xoang vì chúng gây kích ứng cổ họng, làm mất nước trong cơ thể và tăng nguy cơ tắc nghẽn dịch trong xoang.
>>>>>Xem thêm: Cách xử lý hóc dị vật đường thở ở trẻ
Không uống rượu bia, hạn chế đồ ăn cay nóng khi bị viêm xoang
Như vậy, bài viết đã mang tới những thông tin chi tiết về vấn đề viêm xoang nên ăn gì và kiêng gì. Đối với người bị viêm xoang, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và quản lý bệnh. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng viêm, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.