Paracetamol là một loại giảm đau có thể sử dụng không kê đơn đặc biệt phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng, liều lượng và những lưu ý khi sử dụng loại thuốc này.
Bạn đang đọc: Paracetamol: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng
1. Paracetamol là gì, có những dạng nào của thuốc?
1.1. Paracetamol có đặc tính gì?
Paracetamol, còn có tên gọi khác là acetaminophen, là một loại thuốc giảm đau thường dùng để giảm đau nhẹ đến vừa. Nó cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc hạ sốt, hỗ trợ điều trị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Khác với nhóm thuốc không steroid (NSAIDs), thuốc paracetamol không có hoạt tính kháng viêm. Tuy nhiên, đây là loại thuốc an toàn, không gây hại đến tim mạch hay tiêu hóa. Do đó, loại thuốc này có thể được sử dụng cho cả trẻ em, phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú, miễn là liều lượng phù hợp theo khuyến cáo và tuân thủ hướng dẫn của người có chuyên môn.
Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc paracetamol không đúng liều lượng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để đảm bảo rằng họ có thể dùng thuốc một cách an toàn nhất, mọi người phải hiểu rõ về chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều dùng paracetamol.
Loại thuốc giảm đau cực phổ biến
1.2. Các dạng bào chế của Paracetamol
Paracetamol có thể được sản xuất ở nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nang, lỏng, viên hòa tan và thuốc truyền qua đường tĩnh mạch. Thuốc có hàm lượng khác nhau tùy theo dạng điều chế: 250mg, 325mg, 500mg,..
– Thuốc có dạng viên nén: Panadol là một ví dụ phổ biến nhất về dạng này của thuốc. Paracetamol dạng viên nén thường có hàm lượng 325mg hoặc 500mg.
– Viên đặt hậu môn: Paracetamol có thể được sản xuất dưới dạng viên đặt hậu môn là dạng thuốc phổ biến dành cho trẻ em với các hàm lượng khác nhau: 80mg, 150mg và 300mg.
– Lỏng: Paracetamol có thể được sản xuất dưới dạng siro uống.
– Viên sủi hoặc bột hòa tan: Thuốc paracetamol có thể được hòa tan trong nước ở dạng viên sủi hoặc bột. Gói bột thường có hàm lượng từ 80mg, 150mg và 250mg (thường dành cho trẻ em) trong khi viên sủi có 500mg (thường dành cho người lớn).
– Thuốc truyền qua đường tĩnh mạch là một dạng khác của thuốc paracetamol. Tuy nhiên, loại này chỉ có thể được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Công dụng thuốc amlor 5mg trong điều trị huyết áp cao
Dạng dung dịch cần được bác sĩ chỉ định và thực hiện
2. Công dụng của thuốc Paracetamol là gì, chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?
2.1. Công dụng
Paracetamol được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, chẳng hạn như: Đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, tình trạng thấp khớp, tình trạng nhức và đau cơ, đau răng, đau bụng kinh, cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, các cơn đau sau phẫu thuật. Ngoài ra, thuốc có thể dùng được trong các trường hợp sốt.
Mặc dù có tác dụng giảm đau, tuy nhiên loại thuốc này không có khả năng điều trị viêm như aspirin
2.2. Chỉ định và chống chỉ định
Với những công dụng giảm đau, hạ sốt, thuốc được chỉ định trong các trường hợp trên.
Các trường hợp chống chỉ định thuốc hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng như sau:
– Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thuốc, người bị tổn thương hoặc mắc các bệnh lý về gan.
– Người sử dụng bia rượu thường xuyên, lạm dụng chất có cồn và chất kích thích.
– Người bị suy dinh dưỡng, người đang sử dụng nhiều loại thuốc gây ra tương tác không tốt.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, hiện chưa có nghiên cứu chính xác về tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
3. Cách sử dụng và liều lượng tham khảo cho người dùng
Người bệnh cần sử dụng Paracetamol theo đúng hướng dẫn của dạng thuốc đó: sử dụng viên uống hay đặt, viên sủi hay bột hòa tan,…
Đối với liều lượng, đây là thuốc không kê đơn, tuy nhiên cần sử dụng hợp lý để tránh quá liều. Có thể tham khảo liều lượng được khuyến cáo như sau:
Liều dùng cho người lớn: Đối với thuốc uống, mỗi lần sử dụng 1 viên với hàm lượng từ 325mg – 650mg cách nhau tối thiểu 4-6 tiếng. Nếu sử dụng với hàm lượng cao hơn – loại 1000mg thì cần dùng cách nhau tối thiểu 6-8 tiếng.
Với thuốc đặt hậu môn, bệnh nhân thường được khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 10-20mg/kg/ liều. Đặt thuốc cách nhau tối thiểu 4h và không dùng quá 5 lần và dùng quá 75mg/kg trong vòng 24h.
Liều dùng trẻ em: Đối với trẻ sơ sinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi cho bé sử dụng. Đối với trẻ lớn hơn, liều dùng cũng cần dựa theo tỉ lệ với cân nặng và nguyên tắc cách nhau ít nhất 4 tiếng trước khi sử dụng liều kế tiếp. Tuy nhiên, tốt hơn hết nên tham khảo người có chuyên môn trước khi sử dụng để không sử dụng quá liều.
4. Những lưu ý khi sử dụng Paracetamol: Tình trạng quá liều, quên liều
4.1. Cẩn trọng và tránh sử dụng quá liều
Paracetamol có thể gây ngộ độc cho gan nếu được sử dụng nhiều hơn 4g mỗi ngày cho người lớn hoặc 50 – 70 mg/kg mỗi ngày cho trẻ em.
>>>>>Xem thêm: Xịt mũi Xisat: Thành phần, công dụng và cách sử dụng
Không lạm dụng thuốc để tránh các ảnh hưởng cho gan
Paracetamol có chứa N-acetyl benzoquinonimin, một chất có thể gây hại cho gan. Khoảng 4% paracetamol biến thành chất độc này. Paracetamol được hấp thu vào máu thông qua gan, sau đó để trung hòa chất độc từ paracetamol, gan phải “huy động” glutathione. Khi bạn dùng quá nhiều thuốc, cơ thể bạn sẽ tạo ra chất độc gây hại cho gan, gây nhiễm độc gan hoặc thậm chí là hoại tử tế bào gan.
Người cao tuổi có thể bị suy giảm phân tử hemoglobin trong tế bào hồng cầu do sử dụng paracetamol lâu dài và quá liều. Vì phân tử này mang oxy nên nếu mất nhiều phân tử này, tình trạng mệt mỏi, uể oải và mất năng lượng sẽ xảy ra.
Paracetamol cũng có thể truyền qua nhau thai, vì vậy dùng quá nhiều cho phụ nữ mang thai có thể gây hại cho thai nhi.
4.2. Quên liều paracetamol cần làm thế nào?
Trong trường hợp quên liều paracetamol, hiệu quả giảm đau không còn nữa vì thuốc chỉ hoạt động trong khoảng thời gian từ bốn đến sáu giờ. Nếu quên liều, thuốc không gây ra tác dụng phụ hoặc phản ứng nghiêm trọng.
Nếu còn cảm giác đau sau khi đã quên liều thì có thể dùng thuốc sớm, sau đó liều tiếp theo sau cần được cách đủ tối thiểu 4h nếu còn đau.
4.3. Lưu ý khác
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không dùng khi không đau nhức hay sốt cao quá 38,5 độ C.
– Không dùng liên tục quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày với trẻ em, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
– Khi uống thuốc thì không dùng rượu bia hay bất kỳ đồ ăn, đồ uống có cồn.
– Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu không chắc bản thân có thuộc đối tượng có thể sử dụng thuốc.
Trên đây là những thông tin chính về thuốc Paracetamol, công dụng, chỉ định, chống chỉ định cũng như những lưu ý cần đặc biệt để tâm khi sử dụng loại thuốc này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.