Viêm xoang là bệnh lý ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ tai mũi họng và khiến người bệnh gặp phải nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Không chỉ gây đau nhức, khó chịu vùng mũi xoang mà bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng khó lường đối với sức khoẻ. Tìm hiểu ngay!
Bạn đang đọc: Viêm xoang bệnh lý và những điều cần biết
1. Thế nào là viêm xoang?
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lớp lót trong các xoang mũi. Khi bị viêm, các lớp niêm mạc này sẽ trở nên phù nề, nhạy cảm, tăng tiết dịch nhầy. Xoang bị phù nề dẫn tới dịch không thể thoát ra ngoài và gây tắc nghẽn xoang. Bệnh được các chuyên gia phân chia thành 4 loại cơ bản là:
– Viêm xoang cấp: Viêm nhiễm xuất hiện đột ngột, biến mất sau khoảng 2 tuần và không kéo dài quá 4 tuần.
– Viêm xoang bán cấp: Viêm nhiễm có thời gian kéo dài từ khoảng 4-8 tuần.
– Viêm xoang mạn tính: Viêm nhiễm kéo dài trên 8 tuần với nhiều triệu chứng khó chịu.
– Viêm xoang tái phát: Bệnh tái phát nhiều lần trong một năm, kèm theo các triệu chứng khó chịu.
Xoang mũi bị viêm là bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ nên người bệnh cần được xác định và điều trị phù hợp để nhanh chóng khỏi bệnh.
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc các xoang bị tổn thương, viêm nhiễm
2. Dấu hiệu bệnh lý
Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp mọi người có thể nhận biết bản thân có đang mắc bệnh hay không:
– Đau nhức xoang tuỳ thuộc vào vị trí mắc bệnh, như giữa hai mắt, vùng lông mày, gáy, sâu trong mũi…
– Sổ mũi
– Nghẹt mũi
– Sốt cao
– Khó thở
– Hắt hơi
– Người mệt mỏi
– Chán ăn…
Một số trường hợp bị nặng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó chịu ở vùng cổ họng, tinh thần sa sút, sắc mặt kém… Mặc dù ai cũng có nguy cơ mắc viêm xoang nhưng những đối tượng sau được đánh giá là có khả năng cao hơn cả: Người đang mang thai, trẻ em, người già, người sinh sống, làm việc ở nơi ô nhiễm, nhiều hoá chất, người mắc các bệnh lý tai mũi họng… Nếu thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường như trên, mọi người nên đi khám sớm để được xác định và điều trị bệnh kịp thời.
Người mắc viêm xoang thường sổ mũi, hắt hơi, đau nhức các xoang kéo dài
3. Nguyên nhân gây bệnh
Viêm xoang thường hình thành do các tác nhân gây bệnh chính như sau:
– Virus: Phần lớn người bệnh mắc viêm xoang đều do virus, chúng xâm nhập làm sung huyết niêm mạc mũi, chặn bít lỗ thông dẫn lưu xoang.
– Vi khuẩn: Đây cũng là tác nhân chính gây viêm mũi xoang, chủ yếu do phế cầu khuẩn, trú ngụ ở trong khoang mũi họng và làm tổn thương khu vực này.
– Nấm: Nhiễm trùng xoang do nấm thường gặp ở những người có hệ miễn dịch kém khiến nấm có cơ hội phát triển trong môi trường xoang ẩm ướt, tối tăm.
Theo các chuyên gia, những yếu tố sau đây có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi xoang ở mọi người hiện nay:
– Polyp: Khối u nhỏ lành tính nhưng có thể gây bít tắc lỗ thông các xoang và dẫn tới nhiễm trùng xoang.
– Dị ứng: Tình trạng này cũng có thể khiến cho niêm mạc mũi, xoang trở nên nhạy cảm và dễ dàng bị tổn thương hơn.
– Ô nhiễm không khí: Làm tăng nguy cơ kích ứng mũi, là điều kiện thuận lợi để tác nhân có hại phát triển và gây viêm nhiễm mũi xoang.
– Bơi lội quá lâu: Khiến chất clo có trong nước hồ bơi dễ gây kích ứng niêm mạc mũi, vi khuẩn, virus có hại dễ dàng xâm nhập, tấn công mũi xoang.
– Lạm dụng thuốc xịt mũi: Khiến sức khoẻ mũi xoang giảm sút, khả năng miễn dịch trở nên kém đi và có thể dễ mắc viêm mũi xoang hơn.
– Hút thuốc lá: Khói thuốc chứa các chất có hại cho cơ thể, phá huỷ chức năng làm sạch của mũi xoang và gây viêm mũi xoang.
– Cấu trúc bất thường vùng mũi: Đường dẫn lưu hẹp, lệch vẹo vách ngăn mũi, khe hở vòm miệng, khiến lỗ thông xoang dễ bị bít tắc và mắc bệnh hơn.
Tìm hiểu thêm: Học phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich
Virus, vi khuẩn, nấm, khói thuốc, bụi bẩn… là các tác nhân hàng đầu khiến xoang bị viêm nhiễm
4. Cách điều trị viêm xoang
Mũi xoang bị viêm nhiễm gây ra nhiều tác động xấu tới sức khoẻ, cuộc sống của người bệnh nền cần được điều trị sớm. Hiện nay, điều trị viêm nhiễm vùng mũi xoang có thể áp dụng hai phương pháp là điều trị nội khoa hoặc tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
4.1. Điều trị nội khoa
Thường được áp dụng cho trường hợp viêm xoang cấp tính, bán cấp tính, mức độ không quá nghiêm trọng. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng việc sử dụng:
– Kháng sinh: Đối với trường hợp người bệnh bị viêm mũi xoang do vi khuẩn gây ra, thường được sử dụng thuốc trong khoảng thời gian không quá 2 tuần.
– Thuốc co mạch: Giảm phù nề niêm mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình oxy hoá, dẫn lưu mủ trong xoang.
– Thuốc chống dị ứng: Dành cho trường hợp người bệnh bị viêm xoang do dị ứng với các dị nguyên từ môi trường, thực phẩm,…
– Kháng viêm corticosteroid: Làm giảm tình trạng viêm nhiễm, phù nề niêm mạc các xoang.
– Thuốc giảm đau: Kiểm soát các cơn đau, khó chịu do viêm mũi xoang gây ra cho người bệnh.
– Thuốc tan đờm: Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có chất xuất tiết quá dày gây khó thở.
– Khí dung: Thúc đẩy quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng và giảm tình trạng viêm.
4.2. Phẫu thuật viêm xoang
Điều trị ngoại khoa là việc tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các niêm mạc xoang bị tổn thương, nhiễm trùng, giúp bảo vệ sức khoẻ tối ưu cho người bệnh. Bác sĩ thường sẽ tiến hành phẫu thuật đối với các đối tượng thuộc các trường hợp sau đây:
– Điều trị nội khoa không hiệu quả, viêm nhiễm vẫn tái diễn nhiều lần, dai dẳng không dứt.
– Phát hiện tổn thương, bất thường như polyp, lệch vẹo vách ngăn mũi,…
– Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm ổ mắt, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh thị giác…
Phẫu thuật sẽ tạo sự thuận lợi để các xoang có thể lưu thông khí dễ dàng, giúp cải thiện chức năng hô hấ một cách hiệu quả.
Dù là dùng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để quá trình hồi phục diễn ra nhanh, đạt hiệu quả tốt và không xuất hiện các di chứng có hại cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn nhận biết và điều trị viêm tai ngoài
Phẫu thuật nội soi mũi xoang để cải thiện triệt để tình trạng xoang bị viêm nhiễm
5. Phòng ngừa bệnh đúng cách
Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng xoang bị viêm nhiễm cần được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn chặn hậu quả xấu. Người bệnh cần xây dựng chế độ sống khoa học để có thể phòng ngừa bệnh, giúp bảo vệ sức khoẻ tai mũi họng tốt hơn:
– Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch bác sĩ khuyến cáo sử dụng.
– Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh mũi xoang, bệnh truyền nhiễm, tới những nơi đông người khó kiểm soát dịch bệnh.
– Giữ ấm cơ thể và mũi xoang đúng cách, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ quá thấp.
– Nên hạn chế tiếp xúc quá lâu với môi trường ô nhiễm, có hoá chất đốc hại, nhiều dị nguyên có thể gây dị ứng.
– Sử dụng khẩu trang để tới những nơi công cộng, sau khi trở về nhà nên vệ sinh tay, chân thường xuyên.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng các nhóm chất, uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau củ…
– Tiêm phòng vắc xin và khám sức khoẻ định kỳ theo khuyến cáo để chủ động kiểm soát sức khoẻ toàn diện.
Viêm xoang là nỗi lo ngại của không ít người bởi các triệu chứng gây khó chịu, sức khoẻ giảm sút và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì thế, mọi người nên đi khám ngay nếu thấy dấu hiệu bất thường để được xử trí kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.