Các bệnh lý về tai nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua

Tai có cấu tạo rất phức tạp, đảm nhận nhiệm vụ cảm thụ âm thanh, tác động đến tiền đình điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. Khi có các tác nhân như vi khuẩn, virus xâm nhập, tai sẽ bị tổn thương và mắc các bệnh lý. Các bệnh lý về tai có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó cần đặc biệt chú ý tới trẻ em. Trẻ em mắc các bệnh về tai mà không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Các bệnh lý về tai nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua

Các bệnh lý về tai nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua

Tai là bộ phận phức tạp và dễ bị tổn thương.

1. Lý do khiến bạn mắc các bệnh lý về tai

Trẻ em có nguy cơ bị nhiễm trùng tai gây bệnh lý về tai cao hơn người lớn bởi các lý do sau đây:
– Trẻ nhỏ có vòi nhĩ ngắn và nằm ngang, các chất lỏng, vi khuẩn dễ xâm nhập và tích tụ ở sau vòi nhĩ hơn
– Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống chống nhiễm trùng còn yếu
– Va lớn dễ bị viêm nhiễm hơn người lớn
– Trẻ nhỏ chưa thể tự vệ sinh cá nhân, còn phụ thuộc vào bố mẹ, không vệ sinh cá nhân kỹ khiến vi khuẩn tích tụ gây bệnh
– Trẻ hiếu động, trong quá trình chạy nhảy, vui chơi, các tác nhân

2. Các bệnh lý về tai nguy hiểm và dễ mắc

2.1. Viêm tai giữa

Đây là một nhóm bệnh lý về tai giữa, sự viêm nhiễm và tổn thương nằm ở trong tai do vi khuẩn. Lý do trẻ em thường mắc viêm tai giữa là sự chưa trưởng thành hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của vòi nhĩ. Kèm theo đó là sự chưa trưởng thành về hệ miễn dịch khiến tai giữa của trẻ dễ bị tấn công.

Trẻ bị viêm tai giữa có các biểu hiện đặc trưng như:
– Trẻ có các cơn sốt cao (có thể trên 39 độ)
– Có dấu hiệu dùng tay kéo vài tai, dụi, cho ngón tay vào trong tai gãi
– Cơn đau tai, ngứa ngáy khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
– Trẻ chán ăn, bỏ ăn
– Một số trường hợp bị nôn ói, tiêu chảy
– Có mủ ứ đọng, dịch từ ống tai ngoài
– Trẻ phản ứng chậm, kém phản ứng với âm thanh với trẻ nhỏ, giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn hơn
– Trẻ bị đau tai, đau đầu
– Hậu quả là viêm tai xương chũm, gây nguy cơ áp xe đại não, liệt mặt, viêm màng não,…

2.2. Viêm ống tai ngoài

Bên cạnh viêm tai giữa thì viêm tai ngoài cũng là bệnh lý mà trẻ em rất dễ mắc. Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc của ống tai phía bên ngoài, nơi nối màng nhĩ với bên ngoài tai. Trẻ bị viêm tai ngoài thường là do tiếp xúc với hơi ẩm, đọng nước trong ống tai. Viêm tai ngoài ở trẻ em có các biểu hiện:
– Bị ngứa tai
– Có thể quan sát từ bên ngoài thấy niêm mạc bị đỏ
– Dịch trong suốt, không mùi chảy ra ngoài tai

Khi bệnh nặng hơn, trẻ có các dấu hiệu như:
– Ngứa dữ dội
– Đau dần vào trong tai, đau lan lên mặt
– Dịch chảy ra nhiều hơn
– Có cảm giác tắc nghẽn và hoàn toàn bị tắc nghẽn khi bệnh nghiêm trọng
– Trẻ cho phản ứng kém với âm thanh
– Sưng hạch bạch huyết
– Trẻ có cơn sốt

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị nhiệt lưỡi, cha mẹ bỏ túi ngay những bí kíp này

Các bệnh lý về tai nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua

Trẻ bị viêm tai ngoài nặng có các cơn đau dữ dội

Tùy từng đối tượng trẻ mà có cách phát hiện bệnh khác nhau. Nếu trẻ còn nhỏ mà có dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên chú ý: khóc, né tránh khi động, kéo tai, mất thăng bằng, bỏ ăn,… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ kịp thời. Trường hợp trẻ đã lớn thì có thể hỏi con về các triệu chứng.

2.3. Bệnh ù tai

Ù tai có thể xảy đến vì nhiều lý do như:
– Vấn đề vệ sinh: ráy tai quá nhiều, tắc nghẽn
– Biến chứng bệnh viêm tai ngoài, viêm tai giữa
– Các bệnh lý về xoang

Có vẻ đây chỉ là một chứng bệnh rất đơn giản nhưng đừng chủ quan, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh rất nguy hiểm. Để bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến thính lực của trẻ:
– Tổn thương dây thần kinh số 8
– Thiếu máu lên não
– Bệnh migraine
– Cúm

2.4. Chàm tai

Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ em do dị ứng, mủ hoặc do trẻ bị rối loạn chức năng chuyển hóa. Bệnh được chia thành 3 thể: cấp tính, bán cấp, và mạn tính. Tuy bệnh không có ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng hay chức năng thính giác nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nhiễm khuẩn.

Trẻ bị chàm tai thường có biểu hiện:
– Da vùng ngoài tai bị ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn phỏng có dịch nhầy
– Mụn vỡ để lại vảy màu nâu
– Kể cả khi chàm khô thì da vẫn ngứa ngáy. mẩn đỏ, nổi sần

Bệnh có thể được điều trị bằng cách vệ sinh sạch sẽ tai, thuốc bôi tại chỗ hoặc các kháng sinh, giảm đau. Phác đồ điều trị được đưa ra bởi các bác sĩ.

2.5. Tắc nghẽn ráy tai ở trẻ em

Đây là hệ quả của quá trình vệ sinh cá nhân sai cách. Ráy tai trẻ cũng như người lớn, có thể tự tạo ra và tự đào thải. Nếu vệ sinh không đúng cách, không những không làm sạch mà còn khiến ráy tai bị đẩy vào sâu bên trong gây nên những bệnh lý nguy hiểm. Thông thường, tắc nghẽn ráy tai xảy ra khi trẻ tự vệ sinh hoặc bố mẹ vệ sinh bằng bông tăm.

Dấu hiệu trẻ đang bị tắc nghẽn ráy tai mà bố mẹ có thể phát hiện:
– Trẻ kém phản ứng với âm thanh
– Thường đưa ngón tay vào trong lỗ tai để gãi do ráy tai tích tụ gây ngứa ngáy, khó chịu
– Trẻ nghe thấy tiếng ồn. Trẻ lớn có thể tự nói ra biểu hiện, trẻ nhỏ có thể biểu hiện qua cách gãi, kéo tai, quấy khóc, khó chịu
– Cảm giác nặng, đầy tai
– Đau tai

Các bệnh lý về tai nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Đề phòng và xử lý người bị hóc dị vật đường thở đúng cách

Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị kịp thời.

Bố mẹ chú ý, khi trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng đều nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời và được hướng dẫn cách vệ sinh tai chính xác, đúng cách, phòng ngừa bệnh lý về tai.

Để hạn chế nguy cơ trẻ mắc các bệnh về tai, bố mẹ hãy chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ và đúng cách hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ Tai Mũi Họng kịp thời để sớm được điều trị, hạn chế biến chứng. Bố mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu để lựa chọn địa điểm thăm khám uy tín cho trẻ. Khoa Tai Mũi Họng tại Thu Cúc TCI tự hào là nơi có các bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Tai Mũi Họng với nhiều năm kinh nghiệm và công tác tại các bệnh viện lớn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *