Nội soi bàng quang hay tán sỏi nội soi ngược dòng bàng quang được coi là phương pháp điều trị sỏi bàng quang với nhiều ưu điểm vượt trội như: không xâm lấn, hồi phục nhanh, bảo vệ chức năng cơ thể… Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân băn khoăn điều trị với nội soi bàng quang có đau không, cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: [Giải đáp] Nội soi bàng quang có đau không?
1. Nội soi bàng quang và những điều cần lưu ý
Nội soi bàng quang là phương pháp “tận dụng” đường tự nhiên của cơ thể để phá vụn sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Đường tự nhiên trong cơ thể chính là đường tiểu, nội soi và laser sẽ đi ngược dòng từ bàng quang đến niệu quản và thận. Các mảnh vụn của sỏi sữa được bơm rửa và hút ra ngoài.
Nội soi bàng quang áp dụng cho sỏi niệu quản 1/3 dưới, sỏi niệu quản 1/3 giữa. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng áp dụng cho sỏi bàng quang với kích thước trên dưới 1cm bị mắc kẹt lại.
Để điều trị với phương pháp này, người bệnh cũng cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:
– Người bệnh không có bệnh lý nội khoa nghiêm trọng: suy thận, tim mạch, huyết áp, não…
– Người bệnh không có vấn đề về phẫu thuật và tiền mê: máu khó đông, chống chỉ định gây tê hoặc gây mê…
– Người bệnh có đường tiết niệu ổn định: không bị viêm tiết niệu, dị dạng đường niệu…
– Người bệnh đang có thai.
Người bệnh có thai chống chỉ định với tán nội soi ngược dòng
2. Nội soi bàng quang thế nào?
Để nắm được mức độ và tính chất của những cơn đau sỏi, bệnh nhân cần nắm được quá trình điều trị với phương pháp này.:
– Người bệnh cần chẩn đoán và thăm khám trước khi điều trị với tán sỏi ngược dòng. Sau khi xác định chính xác những yếu tố cần thiết: vị trí, kích thước, số lượng sỏi…; người bệnh cần xét nghiệm chuyên sâu để kiếm tra tình trạng sức khỏe có đủ điều kiện tán sỏi hay không.
– Bước tiếp theo, người bệnh sẽ được điều trị ở phòng mổ vô khuẩn cùng chuyên gia. Điều dưỡng viên sẽ hỗ trợ người bệnh các bước chuẩn bị như: đo các chỉ số cơ thể, gây tê tủy sống hoặc gây mê…
– Sau khi bước chuẩn bị hoàn thành, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nội soi với camera và chùm sáng ở đầu ống cùng công cụ laser tiến vào cơ thể người bệnh. Sau đó dùng năng lượng laser “công phá” sỏi và hút vụn sỏi ra ngoài.
Tìm hiểu thêm: Vì sao nên nội soi lấy sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser?
Bác sĩ tiến hành nội soi bàng quang cho bệnh nhân – Thu Cúc TCI
– Cuối cùng, bác sĩ đặt dẫn lưu nước tiểu cho người bệnh. Sau khi theo dõi tại bệnh viện 24h, người bệnh có thể được xuất viện và ra về.
Toàn bộ quá trình điều trị này diễn ra trong 30-45 phút và người bệnh không phải lo lắng biến chứng sau phẫu thuật.
2.1 [Giải đáp] Nội soi sỏi bàng quang có đau không?
Toàn bộ quy trình điều trị sỏi bàng quang đã chứng minh được: tán sỏi nội soi ngược dòng không gây nhiều cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Bởi tính chất không xâm lấn, không mổ mở, người bệnh hạn chế được tối đa nguy cơ cho cơ thể.
Sau khi điều trị, quá trình hồi phục của người bệnh cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều. Bởi sau khi điều trị, người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc nhẹ nhàng bình thường mà không cần sự hỗ trợ của người thân.
Tuy nhiên, do đặt Sonde JJ ở trong cơ thể, tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân mà có thể xuất hiện những cơn đau buốt nhẹ với tính chất khác nhau. Có thể bệnh nhân sẽ đau nhẹ đi tiểu hoặc đau bụng nhẹ. Những triệu chứng này sẽ biến mất khi người bệnh rút Sonde JJ ra khỏi cơ thể.
2.2 Nội soi bàng quang có đau không? – Cách khắc phục
Vậy muốn cơ thể nhanh phục hồi, người bệnh cần xây dựng chế độ chăm sóc cơ thể tốt và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ:
– Người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân sau khi tán sỏi:
+ Theo dõi nước tiểu gồm mùi, màu sắc…
+ Theo dõi vụn sỏi có đào thải ra ngoài cùng nước tiểu hay không.
+ Theo dõi khi đi tiểu, bệnh nhân có cảm thấy đau buốt, chảy máu không…
Khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Trị sỏi niệu quản bằng công nghệ cao không đau, không mổ
Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ tình trạng nước tiểu sau tán sỏi ngược dòng.
– Người bệnh nên sử dụng thức ăn lỏng sau khi tán sỏi, tăng cường các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất:
+ Ăn nhiều rau củ, trái cây
+ Uống nhiều nước để tránh cô đặc nước tiểu và tránh vụn sỏi đào thải ra ngoài.
+ Không nên ăn quá mặn
+ Tránh sử dụng đồ ăn quá cay nóng hoặc dầu mỡ.
+ Không sử dụng rượu bia, cà phê, chè, tiêu… nhiều trong một thời gian sau tán sỏi.
– Bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, kiêng quan hệ tình dục 3 tuần sau tán sỏi. Sau khoảng 7-10 ngày cơ thể người bệnh sẽ hồi phục như bình thường, lúc này, người bệnh không nên vận động quá mạnh, bê vác quá nặng.
3. Nội soi bàng quang có hiệu quả không?
Vậy nội soi bàng quang có hiệu quả thế nào, đây cũng là một trong những băn khoăn và thắc mắc của đa số người bệnh điều trị. Trên thực tế, nhờ công nghệ y tế cao và chuyên môn của đội ngũ y tế, tỷ lệ sạch sỏi của phương pháp này rất cao, rất hiếm trường hợp sót sỏi.
Nội soi bàng quang là phương pháp điều trị được nhiều nước tân tiến trên thế giới áp dụng và thực hiện. Phương pháp này cũng đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân. Do đó, người bệnh hoàn toàn yên tâm khi được chỉ định điều trị với phương pháp này.
Nội soi bàng quang đang dần thay thế nhiều phương pháp điều trị truyền thống, loại bỏ sạch sỏi ở những vị trí khó điều trị và “hiểm hóc” ở trong cơ thể. Đồng thời, đây cũng là phương pháp được đánh giá cao nhờ bảo vệ được chức năng các cơ quan hệ tiết niệu, an toàn, không xâm lấn.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi về cơn đau của bệnh nhân sau khi điều trị tán sỏi bàng quang ngược dòng. Để tránh sỏi phát triển về kích thước, gây nhiều nguy cơ biến chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm. Đồng thời, mỗi người cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.