Những cách trị sỏi bàng quang hiệu quả người bệnh cần biết

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi bàng quang. Tuy nhiên để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp; người bệnh cần nắm được thông tin cơ bản các cách trị sỏi bàng quang. Những điều người bệnh cần tìm hiểu sẽ được cung cấp trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Những cách trị sỏi bàng quang hiệu quả người bệnh cần biết

1. Sỏi bàng quang và những lợi ích khi điều trị bệnh sớm

1.1 Tìm hiểu về căn bệnh sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý của hệ tiết niệu. Bàng quang được coi là bộ phận có diện tích khá lớn so với các cơ quan của hệ tiết niệu. Sỏi bàng quang phần lớn là sỏi từ thận xuống bàng quang và mắc kẹt tại đây, hoặc sỏi tự hình thành bởi sự kết tụ các khoáng chất trong nước tiểu.

Bệnh sỏi bàng quang thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới bởi cấu trúc của hệ tiết niệu thường phức tạp hơn, bàng quang cũng lớn hơn nên có nguy cơ hình thành sỏi cao. Một số dấu hiệu điển hình thường gặp, người bệnh có thể cần lưu ý như sau:

– Đau, căng tức, khó chịu khi dương vật khi đi tiểu

– Đau bụng dưới

– Đi tiểu tiện khó: đi tiểu buốt, bí tiểu, đi tiểu ngắt quãng…

– Nước tiểu có mùi hôi, đôi khi lẫn máu nhạt

– Sốt hoặc ớn lạnh, buồn nôn

Những cách trị sỏi bàng quang hiệu quả người bệnh cần biết

Sốt cũng là một trong những biểu hiện của bệnh sỏi bàng quang

Đối với nữ giới, người bị sa bàng quang, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, dụng cụ tránh thai… là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sỏi bàng quang.

Ở nam giới, người bị mắc một số bệnh lý nền như: phì đại tiền liệt tuyến, sỏi thận, viêm tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt… khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn. Đồng thời, nam giới tuổi trung niên cũng dễ mắc phải sỏi hơn.

1.2 Tìm hiểu về những lợi ích khi điều trị bệnh sỏi bàng quang sớm

Khi sỏi mới hình thành, kích thước sỏi còn nhỏ và chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng cơ thể, người bệnh phát hiện và điều trị sớm sẽ tránh khỏi nhiều nguy cơ biến chứng. Đồng thời, việc điều trị cũng tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.

Điều trị sớm sỏi bàng quang, người bệnh sẽ thoát khỏi nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

– Viêm bàng quang: Sỏi bàng quang lớn sẽ gây triệu chứng viêm bàng quang. Trường hợp này xảy ra khi sỏi lớn, cọ xát vào niêm mạc bàng quang gây ứ mủ, chảy máu kéo dài gây ra viêm nhiễm.

– Viêm thận và suy thận: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi bàng quang. Bởi sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng gây viêm thận và suy thận.

– Rò bàng quang: Một vài trường hợp sỏi gây ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu dẫn đến tình trạng không kiểm soát được dòng tiểu, nước tiểu rỉ ra ngoài dẫn đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Tìm hiểu thêm: Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể – Điều trị sỏi không mổ

Những cách trị sỏi bàng quang hiệu quả người bệnh cần biết

Rò bàng quang là một trong những biến chứng gây nhiều bất tiện cho người bệnh

2. Những phương pháp điều trị sỏi bàng quang

2.1 Cách điều trị sỏi bàng quang theo phương pháp nội khoa

Điều trị nội khoa hay điều trị bằng thuốc là phương pháp nhiều bệnh nhân lựa chọn. Mặc dù thời gian điều trị lâu hơn các phương pháp khác và có tỉ lệ tái phát sỏi nhất định nhưng do chủ động thời gian, không gian điều trị và mức chi phí thấp hơn nên nhiều bệnh nhân tường chọn phương pháp này.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị nội khoa sỏi, tùy vào tình trạng sỏi của từng bệnh nhân mà người bệnh sẽ được chỉ định điều trị với các phác đồ khác nhau.

Điều trị nội khoa thường áp dụng với các trường hợp sỏi nhỏ, vị trí gần đường thoát của nước tiểu, được đánh giá có khả năng tự đào thải ra ngoài qua đường tiểu.

2.2 Các cách điều trị ngoại khoa sỏi bàng quang

Điều trị mổ mở

Điều trị ngoại khoa sỏi bàng quang với phương pháp mổ mở “kinh điển” được coi là cách trị sỏi bàng quang hữu hiệu. Các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp phẫu thuật, mổ vị trí có sỏi và tiến hành lấy sỏi ra ngoài sau đó xử lí vết mổ. Khi chưa có các phương pháp điều trị sỏi công nghệ cao, đây được xem là giải pháp hoàn hảo để lấy sỏi ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, khi điều trị với phương pháp mổ mở, người bệnh có khả năng gặp phải biến chứng hậu phẫu và quá trình hồi phục sau điều trị cũng tốn nhiều thời gian.

Điều trị tán sỏi công nghệ cao

Tuy mới được phổ biến rộng rãi mấy năm trở lại đây nhưng tán sỏi đang dần trở thành giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân sỏi bàng quang nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung.

Phương pháp được áp dụng điều trị sỏi bàng quang là tán sỏi nội soi ngược dòng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ luồn ống nội soi và dây laser vào ngược dòng nước tiểu của người bệnh. Cụ thể là đi từ niệu đạo lên bàng quang, tiếp cận và phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh rồi hút vụn sỏi ra ngoài.

Những cách trị sỏi bàng quang hiệu quả người bệnh cần biết

>>>>>Xem thêm: Sỏi thận 10mm có phải điều trị không?

Bác sĩ tiến hành điều trị tán sỏi bàng quang cho bệnh nhân – Thu Cúc TCI

Nhờ không can thiệp mổ, không xâm lấn; người bệnh sẽ thoát khỏi nguy cơ biến chứng, cũng không cần chịu nhiều đau đớn trong quá trình điều trị và hồi phục. Sau 24h theo dõi tại bệnh viện, người bệnh có thể về nhà ngay, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

Đồng thời, quan trọng nhất là tỉ lệ sạch sỏi của phương pháp điều trị này rất cao, rất ít trường hợp người bệnh bị bỏ sót sỏi và nguy cơ tái phát thấp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với sỏi bàng quang kích thước > 1cm hoặc

Lưu ý sau điều trị tán sỏi công nghệ cao

Trên đây là những cách trị sỏi bàng quang hiệu quả người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu để có được kết luận chính xác về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, khi điều trị với sỏi bàng quang, người bệnh cần lưu ý:

– Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây rau củ, ăn nhạt hơn…

– Không tự ý điều trị với bất kì loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào, cần tuân thủ hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ.

– Không điều trị kết hợp với đông y hoặc các bài thuốc trôi nổi chưa rõ nguồn gốc.

– Vận động cơ thể nhẹ nhàng, không ngồi hoặc nằm quá nhiều.

– Đều đặn đi khám lại theo chỉ định của bác sĩ để xem xét tình trạng sỏi và tình trạng tái phát nếu có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *