Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm và có sức đề kháng yếu. Vậy khi nào ba mẹ nên dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng ra sao? Phụ huynh hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh
1. Thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh có công dụng gì?
Các loại thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng để giúp vệ sinh mũi, giảm nghẹt mũi. Từ đó giúp thông thoáng đường thở cho trẻ trong trường hợp trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc mắc các bệnh hô hấp thông thường như dị ứng, viêm phế quản,…
Thuốc phổ biến nhất ở dạng nhỏ trực tiếp vào mũi. Dạng nhỏ mũi an toàn và tiện lợi hơn dạng xịt bởi niêm mạc của trẻ lúc này còn rất mỏng và dễ nhạy cảm, tổn thương khi có lực mạnh tác động đến. Cụ thế, những công dụng của thuốc gồm:
1.1. Thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh giúp vệ sinh mũi sạch sẽ
Nước nhỏ mũi như nước muối sinh lý giúp phụ huynh vệ sinh mũi cho, rửa trôi bụi, vi khuẩn và chất nhầy. Từ đó giúp thông thoáng đường thở của trẻ em, tránh tích tụ bụi bẩn, vi rút, vi khuẩn ở trong hốc mũi, hốc xoang.
Nước nhỏ mũi giúp phụ huynh vệ sinh mũi cho, rửa trôi bụi, vi khuẩn và chất nhầy
1.2. Thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh ở mũi
Một số thuốc nhỏ mũi chứa thành phần sát khuẩn như AgNO3 để tiêu diệt tác nhân gây bệnh nằm ở mũi. Nhưng trước khi sử dụng, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh con gặp phải các tác dụng phụ có thể xảy ra.
1.3. Giúp co mạch từ đó làm giảm nghẹt mũi
Một số loại thuốc nhỏ mũi có tác dụng làm giảm ngạt mũi bằng cách giúp co mạch máu tại chỗ. Thường được dùng để điều trị viêm xoang cấp tính và khuyến cáo không nên sử dụng quá 1 tuần. Tuy thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng tạm thời như nghẹt mũi và sổ mũi. Tuy nhiên, không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, phụ huynh tuyệt đối không được lạm dụng.
1.4. Kháng viêm để làm giảm nghẹt mũi
Việc sử dụng thuốc nhỏ mũi còn có tác dụng giúp kháng viêm thường chứa corticoid và kháng sinh. Thuốc thường được áp dụng trong viêm mũi xoang mạn tính và viêm mũi dị ứng có các triệu chứng như mùi hôi, chảy mủ đặc, có màu vàng hoặc xanh. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này cho trẻ sơ sinh cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.
2. Lúc nào phụ huynh nên dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ?
Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm. Đặc biệt là trong vấn đề sử dụng thuốc càng cần phải cẩn trọng. Do đó, ba mẹ chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ trong các trường hợp sau:
– Dùng thuốc nhỏ mũi khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi bởi các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
– Dùng thuốc nhỏ mũi khi cần rửa trôi bụi bặm, vi khuẩn giúp thông thoáng đường thở của bé.
– Dùng thuốc nhỏ mũi khi trẻ bị viêm mũi và ngứa ngáy mũi.
Trong số những loại thuốc trên thị trường, chỉ có nước muối sinh lý là có thể dùng cho trẻ sơ sinh mà không cần phải có đơn thuốc. Còn lại, các loại thuốc khác đều cần được bác sĩ chỉ định. Mặc dù thuốc nhỏ mũi có tác dụng nhanh chóng, phụ huynh không nên lạm dụng dùng thuốc nhỏ mũi. Điều này giúp bé tránh gặp phải những hậu quả không đáng có.
Tìm hiểu thêm: Bilastine: Giải pháp hiệu quả cho các bệnh dị ứng
Ba mẹ chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ
3. Hướng dẫn cách nhỏ mũi cho trẻ an toàn
Bất kỳ loại thuốc nào, kể cả nước muối nhỏ mũi sinh lý chỉ có hiệu quả khi được phụ huynh sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Việc sử dụng sai cách có thể gây nên các tác dụng phụ không đáng có. Từ đó gây nguy hại tới sức khỏe của trẻ.
Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ có thể gặp khó khăn bởi trẻ không hợp tác. Tuy nhiên, ba mẹ có thể giúp trẻ thoải mái và hợp tác nếu áp dụng các cách đúng. Ba mẹ nên tiến hành nhẹ nhàng. Bạn có thể nói chuyện hoặc hát cho bé nghe. Sau đó thực hiện theo bước như:
– Đặt trẻ ở tư thế nằm, đặt đầu của trẻ cao hơn so với thân. Đồng thời để trẻ hơi nghiêng về phía sau.
– Tiến hành lắc nhẹ và mở nắp của lọ thuốc.
– Bóp nhẹ lọ thuốc để lượng thuốc vừa đủ được nhỏ vào mũi. Thực hiện nhẹ nhàng ở từng bên lỗ mũi, tránh để ống thuốc chạm mũi.
– Giữ cho trẻ yên trong tư thế đó khoảng 30 – 60 giây. Điều này giúp cho thuốc thẩm thấu sâu vào bên trong, làm loãng chất dịch trong mũi.
– Nghiêng trẻ sang 1 bên (nếu sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi).
– Sử dụng khăn/bông tăm vô trùng, nhẹ nhàng loại bỏ các tạp chất và nước mũi đang chảy ra ngoài. Tránh làm cho trẻ khó chịu hoặc đau, vì điều này có thể làm con sợ hãi và giãy giụa.
– Vệ sinh miệng của lọ thuốc bằng một chiếc khăn sạch, sau đó đậy kín nắp để bảo vệ.
>>>>>Xem thêm: Thời gian dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn phù hợp
Bất kỳ loại thuốc nào cũng chỉ có hiệu quả khi được phụ huynh sử dụng đúng cách
Bên cạnh việc dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cũng cần tăng cường chế độ dinh dưỡng và duy trì môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm không khí để giúp trẻ giảm mũi khô và giảm triệu chứng khò khè khi thời tiết chuyển sang mùa đông. Ngoài ra, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ. Bởi hoạt động này giúp để nắm được sức khỏe của con và có cách chăm sóc phù hợp.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về loại thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh, từ đó có cách chăm sóc sức khỏe trẻ an toàn. Cần nhớ rằng, khi trẻ bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ. Thay vào đó, tốt nhất là hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Ba mẹ nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc theo liều lượng, số lần và thời gian được chỉ định. Đồng thời, bạn không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi người lớn để dùng cho trẻ nhỏ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.