Thời gian dùng thuốc hạ sốt để phát huy tác dụng

Nhiều người thắc mắc không biết uống thuốc hạ sốt bao lâu có tác dụng? Thực tế, có người uống thuốc hạ sốt xong khỏi bệnh chỉ trong 1-2 ngày, có người thì lại mất tới 6-7 ngày. Tuy nhiên thuốc phát huy tác dụng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, nguyên nhân sốt,…

Bạn đang đọc: Thời gian dùng thuốc hạ sốt để phát huy tác dụng

1. Sốt và thời điểm cần dùng thuốc hạ sốt

Sốt là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể khi bị nhiễm trùng hoặc mắc một số bệnh lý khác. Mặc dù sốt có tác dụng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus, nhưng khi sốt cao (trên 38,5°C) kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Sốt cao làm tăng nhịp tim, huyết áp, gây co giật ảnh hưởng não bộ đặc biệt ở trẻ nhỏ. Sốt cũng làm người bệnh mất nước, rối loạn điện giải dẫn đến suy kiệt cơ thể nhanh chóng nếu không được kiểm soát. Đây là lý do vì sao các loại thuốc hạ sốt đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiệt độ cơ thể khi bị sốt cao.

Thời gian dùng thuốc hạ sốt để phát huy tác dụng

Khi sốt cao cần dùng thuốc hạ sốt để giảm thân nhiệt

2. Dùng thuốc hạ sốt bao lâu có tác dụng?

2.1. Chi tiết về việc thuốc hạ sốt bao lâu có tác dụng

Thuốc hạ sốt bao lâu có tác dụng sau khi dùng? – Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, Thời gian mà thuốc hạ sốt bắt đầu phát huy tác dụng phụ thuộc khá nhiều vào đường dùng của thuốc:

– Đường uống: Nếu dùng viên nén uống, thuốc sẽ bắt đầu tác dụng sau khoảng 30-60 phút là thời gian cần thiết để cơ thể hấp thu và vận chuyển thuốc trong máu.

– Đường trực tràng: Đây là cách dùng thuốc hạ sốt nhanh nhất đặc biệt với trẻ nhỏ. Thời gian bắt đầu tác dụng chỉ từ 15-30 phút sau khi đặt viên thuốc.

– Đường tiêm tĩnh mạch: Đây là phương pháp đưa thuốc vào máu nhanh nhất nên tác dụng hạ sốt cũng diễn ra gần như tức thì chỉ sau vài phút tiêm.

Dấu hiệu cho thấy thuốc hạ sốt đang có tác dụng:

– Nhiệt độ cơ thể giảm dần. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy thuốc hạ sốt đang có tác dụng. Nên đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên để theo dõi hiệu quả của thuốc.

– Cơ thể bớt ra mồ hôi hơn.

– Người bệnh sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi, đau nhức và thoải mái hơn sau khi uống thuốc hạ sốt.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thuốc hạ sốt bao lâu có tác dụng

Thời gian thuốc hạ sốt bắt đầu tác dụng không chỉ phụ thuộc đường dùng mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như:

– Tuổi tác. Trẻ em và người già thường hấp thu và chuyển hóa thuốc chậm hơn so với người trưởng thành khỏe mạnh.

– Thời điểm dùng thuốc. Nếu dùng thuốc lúc bụng quá đói hay quá no cũng sẽ làm chậm quá trình hấp thu thuốc, kéo dài thời gian bắt đầu tác dụng.

– Liều lượng. Nếu dùng liều cao hơn liều khuyến cáo thì thuốc sẽ nhanh chóng đạt nồng độ hiệu lực trong máu và phát huy tác dụng sớm hơn.

– Tình trạng bệnh lý. Những người bị suy giảm chức năng gan, thận sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa và đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Magnesium B6: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thời gian dùng thuốc hạ sốt để phát huy tác dụng

Hiệu quả thuốc hạ sốt mang tới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có người có thể hạ sốt nhanh sau khi uống thuốc, có người sẽ chậm hơn

3. Nếu uống thuốc mà không thấy hạ sốt phải làm sao?

Bên cạnh việc cần quan tâm tới thời gian dùng thuốc để phát huy tác dụng tốt và nhanh chóng. Dưới đây là một số điều cần làm mà người bệnh cần ghi nhớ:

– Kiểm tra xem đã sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian hay chưa. Tốt nhất nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng và đảm bảo đã sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian theo hướng dẫn.

– Uống nhiều nước. Nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc Oresol để bù nước. Cần tránh để cơ thể bị mất nước vì có thể khiến thuốc hạ sốt không đạt hiệu quả.

– Dùng khăn ấm lau trán, nách, bẹn để giúp hạ nhiệt độ cơ thể.

– Mặc quần áo thoáng mát, tránh mặc quần áo quá dày, quá ấm khiến cơ thể khó thoát nhiệt.

– Nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà thuốc hạ sốt vẫn không hiệu quả, người bệnh cần:

– Tiếp tục đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên: Theo dõi nhiệt độ cơ thể để biết được mức độ sốt và có biện pháp xử trí kịp thời.

– Liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá tình trạng bệnh và có biện pháp xử trí phù hợp.

4. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt đảm bảo an toàn và hiệu quả

Một số lưu ý quan trọng để người bệnh dùng thuốc hạ sốt an toàn và mau chóng hồi phục:

– Sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

– Hãy tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc, không tự ý tăng giảm hoặc tự ý chọn giờ uống theo ý thích.

– Trước khi sử dụng, hãy đọc kỹ thông tin trên bao bì của thuốc. Nhiều người thường xem nhẹ vấn đề này nên dẫn đến việc dùng thuốc theo cảm tính, kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn có hại tới sức khỏe sau này.

– Tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hỏng. Các loại thuốc hạ sốt mua từ lâu thì cần kiểm tra lại thông tin hạn sử dụng, nếu quá hạn thì cần vứt đi và mua thuốc mới để đảm bảo an toàn.

– Lưu trữ thuốc ở khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

– Hãy trao đổi trước với bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng.

– Ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

Thời gian dùng thuốc hạ sốt để phát huy tác dụng

>>>>>Xem thêm: Thuốc Pracetam 800 điều trị chóng mặt ở người cao tuổi

Thuốc hạ sốt cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để không bị hỏng thuốc

Có nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau với thời gian tác dụng khác nhau. Lựa chọn thuốc hạ sốt phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ sốt và triệu chứng kèm theo. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn lựa chọn thuốc hạ sốt phù hợp với bản thân. Hy vọng qua bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề dùng thuốc hạ sốt rồi nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *