Kỹ thuật nội soi niệu đạo nam để tán sỏi bàng quang

Nội soi niệu đạo nam để tán loại bỏ sỏi bàng quang là một kỹ thuật hiện đại giúp bệnh nhân là nam giới mắc sỏi bàng quang thoát sỏi dễ dàng, ít sang chấn, ít chảy máu, nhanh phục hồi.

Bạn đang đọc: Kỹ thuật nội soi niệu đạo nam để tán sỏi bàng quang

1. Sỏi bàng quang ở nam giới

Ở nam giới tình trạng mắc sỏi tiết niệu thường xảy ra phổ biến hơn là ở nữ giới, và tỷ lệ này cũng xảy ra ở một loại sỏi cụ thể trong số các loại sỏi tiết niệu là sỏi bàng quang. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sỏi bàng quang ở nam giới là bởi:

– Phì đại tuyến tiền liệt gây cản trở dòng chảy của nước tiểu khiến bàng quang ứ đọng nước, không thể làm rỗng hoàn toàn. Điều đó dẫn đến sự tích tụ của các tinh thể, khoáng chất trong nước tiểu hình thành nên sỏi.

– Cổ bàng quang ở nam giới bị chít hẹp do u xơ, viêm tuyến tiền liệt mãn tính, điều này cũng sẽ làm cản trở sự đào thải của nước tiểu.

– Sỏi hệ tiết niệu phía trên là sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang.

Và lý do mà nam giới mắc sỏi bàng quang nhiều hơn ở nữ giới là bởi chiều dài của niệu đạo ở nam giới dài hơn của nữ giới nên hành trình sỏi di chuyển ra bên ngoài cũng sẽ lâu hơn và gặp nhiều khó khăn hơn.

Kỹ thuật nội soi niệu đạo nam để tán sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang gây ra nhiều triệu chứng và thậm chí là biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời: Rò bàng quang, teo bàng quang, viêm bàng quang…

2. Hướng dẫn điều trị sỏi bàng quang ở nam giới

Cũng tương tự như các loại sỏi khác, sỏi bàng quang cũng là bệnh lý được khuyên nên điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm cho bàng quang, hệ tiết niệu, và đồng thời loại bỏ triệt để những triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Hiện nay điều trị sỏi bàng quang gồm có 3 phương pháp chủ yếu để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể đó là:

– Điều trị nội khoa sử dụng thuốc: Thuốc sẽ giúp viên sỏi kích thước nhỏ dễ dàng di chuyển khỏi cổ bàng quang, niệu đạo và ra ngoài trong một thời gian nhất định.

– Điều trị ngoại khoa mổ mở: Là phương pháp điều trị ngoại khoa trước đây được sử dụng để trực tiếp loại bỏ viên sỏi ra khỏi bàng quang bằng cách rạch mổ để lấy sỏi. Mổ mở truyền thống hiện nay sẽ được chỉ định thực hiện khi người bệnh có biến chứng nặng, sỏi có kích thước rất lớn.

– Điều trị ngoại khoa ít xâm lấn: Tán sỏi bàng quang là phương pháp điều trị ngoại khoa ít xâm lấn, không phẫu thuật, được sử dụng nhiều hiện nay để xử lý hầu hết các trường hợp bệnh nhân mắc sỏi bàng quang.

Các phương pháp điều trị kể trên sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên kích thước sỏi, vị trí cụ thể của sỏi trong bàng quang, triệu chứng, biến chứng sỏi và các bệnh lý liên quan từ đó sẽ chỉ định phương án điều trị thích hợp, hiệu quả và an toàn tối ưu cho người bệnh.

3. Tán sỏi bàng quang ở nam giới ứng dụng kỹ thuật nội soi niệu đạo ngược dòng

3.1 Nguyên tắc loại bỏ sỏi bàng quang ở nam giới thông qua kỹ thuật nội soi niệu đạo

Sỏi bàng quang sẽ được loại bỏ ra khỏi bàng quang người bệnh bằng phương pháp ít sang chấn nhất bằng cách: Đưa ống nội soi vào từ lỗ tiểu đi ngược vào niệu đạo tới bàng quang để quan sát và phát hiện sỏi. Thông qua hình ảnh thu được từ máy nội soi xuất hiện trên màn hình bác sĩ sẽ tiếp tục đưa dây dẫn năng lượng laser qua con đường này đến vị trí của sỏi để bắn phá sỏi. Năng lượng laser được chiếu theo điều chỉnh của bác sĩ để làm vỡ viên sỏi từ kích thước lớn dần dần vỡ và tách thành các mảnh nhỏ hơn. Các mảnh nhỏ này bác sĩ cũng sẽ hút gắp luôn ra bên ngoài. Những mảnh vụn siêu nhỏ nếu không được lấy hết ra bên ngoài sẽ theo dòng nước tiểu trôi ra nhanh chóng khi người bệnh đi tiểu.

Tìm hiểu thêm: Những biểu hiện của sỏi bàng quang điển hình

Kỹ thuật nội soi niệu đạo nam để tán sỏi bàng quang

Bệnh nhân nằm ở tư thế sản khoa để thuận tiện cho việc đưa ống nội soi vào qua niệu đạo

3.2 Ưu điểm của kỹ thuật nội soi niệu đạo để tán sỏi bàng quang ở nam giới

Với nguyên tắc sử dụng kỹ thuật nội soi đi vào từ niệu đạo của nam giới, do đó người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm không phải trải qua một cuộc phẫu thuật rạch mổ để lấy sỏi. Từ nguyên tắc ấy người bệnh nhận về rất nhiều lợi ích:

– Hiệu quả điều trị – Độ an toàn cao:

Bằng cách nội soi tán sỏi nên người bệnh hoàn toàn không có rạch mổ, không có vết thương lớn, không chảy máu, giảm tối đa khả năng nhiễm trùng.

Tỷ lệ sạch sỏi cao sau một liệu trình điều trị tán trực tiếp bằng laser.

– Rút ngắn nhiều thời gian cho người bệnh:

Thời gian một ca tán sỏi thường diễn ra từ 30 đến 60 phút là kết thúc.

Bệnh nhân nằm viện theo dõi trong vòng 24h là có thể ra về và tự chăm sóc sức khỏe.

Thông thường khi xuất viện bệnh nhân có thể trở về sinh hoạt và làm việc bình thường. Nếu bệnh nhân cảm thấy sức khỏe chưa tốt có thể nghỉ ngơi thêm 1-2 ngày là có thể làm việc bình thường.

Kỹ thuật nội soi niệu đạo nam để tán sỏi bàng quang

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu?

Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo, phục vụ 24/24h sau tán sỏi tại Thu Cúc TCI

3.3 Người bệnh cần lưu ý gì sau sử dụng công nghệ tán sỏi nội soi niệu đạo ngược dòng?

Sau tán sỏi bàng quang nội soi ngược dòng người bệnh cần theo dõi các triệu chứng như sốt cao, tiểu máu không giảm hoặc màu máu đậm, đau nhiều thì bẹn nên liên hệ bác sĩ điều trị để được thăm khám lại và xử lý nếu cần thiết.

Đặc biệt bệnh nhân là nam giới nên có chế độ ăn uống khoa học, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn. Thay vào đó nên uống nhiều nước, nước trái cây để tăng cường hoạt động bài tiết của hệ tiết niệu.

Ngoài ra cần sử dụng vừa đủ đạm, oxalate, muối, đường trong chế độ ăn hàng ngày để hạn chế khả năng sỏi tái phát. Đồng thời người bệnh cũng cần điều trị triệt để những bệnh lý là nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang.

Cuối cùng người bệnh nên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày và đi thăm khám sức khỏe chuyên khoa tiết niệu định kỳ để ngăn chặn sớm tình trạng sỏi tái phát.

Tán sỏi bàng quang cho nam giới sử dụng kỹ thuật nội soi niệu đạo nam là một bước tiến lớn trong điều trị ngoại khoa sỏi bàng quang. Người bệnh nên lưu ý tìm hiểu và chọn đúng bệnh viện làm chủ được công nghệ tân tiến trên để gia tăng hiệu quả điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *