Tán sỏi ngoài cơ thể(eswl) là một phương pháp điều trị sỏi tiết niệu không xâm lấn cơ thể, an toàn cao, ít gây sang chấn và được áp dụng rộng rãi. Nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về phương pháp này, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho người bệnh những thông tin quan trọng về phương pháp này: tìm hiểu về phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, chỉ định và chống chỉ định, những điều cần lưu ý khi tán sỏi…
Bạn đang đọc: Những lưu ý quan trọng khi tán sỏi ngoài cơ thể(eswl)
1. Những thông tin cần biết về tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể(eswl) là phương pháp sử dụng công nghệ máy tán sỏi mới, được điều khiển bằng máy tính kết hợp với màn hình kĩ thuật số cùng siêu âm và điện quang để xác định vị trí sỏi và điều trị theo không gian ba chiều. Máy tán sỏi sẽ hội tụ sóng xung kích, xác định vị trí của sỏi với áp lực lớn để sỏi vỡ vụn thành bụi nhỏ. Các mảnh bụi vụn này sẽ được đào thải ra ngoài cũng nước tiểu sau khoảng thời gian từ 7-10 ngày.
Điều trị tán sỏi ngoài cơ thể, bệnh nhân sẽ thực hiện qua các bước sau:
– Bệnh nhân được ăn, uống nhẹ nhàng trước khi tiến hành điều trị.
– Tiếp theo bệnh nhân được giảm đau hoặc tiền mê và hướng dẫn nằm theo tư thế chuẩn trên bàn tán sỏi.
– Sau đó, thông quá hệ thống định vị điện quang, bác sĩ sẽ xác định viên sỏi, điều chỉnh máy tán vào vị trí này và bật sóng xung kích để điều trị. Quá trình này, bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác đau đớn và khó chịu, đồng thời cũng không bị can thiệp nào khác tới cơ thể.
– Cuối cùng khi quá trình tán sỏi hoàn thành, bệnh nhân sẽ được theo dõi sau một khoảng thời gian ngắn và được xuất viện về nhà ngay.
Toàn bộ quá trình điều trị chỉ diễn ra trong khoảng từ 30-45 phút, tỉ lệ sạch sỏi cao và tỉ lệ sót sỏi vô cùng thấp.
Toàn bộ quá trình điều trị chỉ diễn ra trong khoảng từ 30-45 phút, tỉ lệ sạch sỏi cao và tỉ lệ sót sỏi vô cùng thấp.
2. Những lưu ý quan trọng khi tán sỏi ngoài cơ thể
2.1 Chỉ định và chống chỉ định với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể(eswl)
Tán sỏi ngoài cơ thể được áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, tuy nhiên điều trị phổ biến và hiệu quả nhất cho:
– Bệnh nhân bị sỏi thận kích thước
– Bệnh nhân bị sỏi niệu quản ở đoạn 1/3 trên sát bể thận và có kích thước
Những bệnh nhân không được tán sỏi ngoài cơ thể bao gồm:
– Phụ nữ đang mang bầu hoặc cho con bú
– Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính chưa điều trị dứt điểm
– Bệnh nhân bị rối loạn đông máu chưa điều trị khỏi
– Bệnh nhân có bệnh lí nền về hệ tiết niệu như: tắc nghẽn đoạn dưới dỏi, niệu quản hẹp, niệu quản bị dị dạng…
– Bệnh nhân có bệnh lí nền toàn thân nặng chưa điều trị khỏi: bệnh nhân bị suy thận, suy gan, huyết áp cao, tim mạch…
Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân chống chỉ định tương đối với tán sỏi ngoài cơ thể nhưng vẫn có thể cân nhắc sử dụng nếu bác sĩ yêu cầu gồm:
– Bệnh nhân bị cột sống dị dạng
– Bệnh nhân bị thận lạc chỗ, thận bị móng ngựa…
– Bệnh nhân bị tinh thần bất ổn, không ổn định, có vấn đề về thần kinh
– Bệnh nhân bị hẹp đoạn nối niệu quản vào bể thận
– Bệnh nhân có cơ thể quá béo hoặc lớp mỡ dày…
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các dấu hiệu suy thận
Bệnh nhân có thể trạng quá béo hoặc có lớp mỡ dày cần cân nhắc trước khi thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể
2.2 Lưu ý quan trọng khi tán sỏi ngoài cơ thể(eswl)
Để đảm bảo tỉ lệ điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản với tán sỏi ngoài cơ thể thành công cao, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số lưu ý quan trọng sau:
– Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để tránh sỏi phát triển với kích thước lớn, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
– Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường trong cơ thể như: khó đi tiểu, đi tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu màu hồng nhạt, đau hông lưng… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.
– Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp CT, chụp Xquang… Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng sỏi của người bệnh và đưa ra hướng điều trị trúng đích nhất.
– Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần phối hợp trong quá trình điều trị và thực hiện theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Một lưu ý quan trọng là người bệnh cần nằm yên và đảm bảo hít sâu thở đều để sỏi không bị di chuyển theo nhịp thở.
>>>>>Xem thêm: U xơ phì đại tuyến tiền liệt – nỗi lo của nam giới
Người bệnh cần nằm yên trong quá trình điều trị và đảm bảo hít sâu thở đều để sỏi không bị di chuyển theo nhịp thở.
2.3 Lưu ý quan trọng sau khi tán sỏi ngoài cơ thể
Sau khi điều trị tán sỏi ngoài cơ thể, tuy được xuất viện về nhà ngay nhưng người bệnh cũng cần chú ý những điều sau để sỏi đào thải nhanh và tránh tái phát sỏi:
– Người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, lưu ý đến những dấu hiệu khác thường. Thông thường, sau khi điều trị với tán sỏi ngoài cơ thể, người bệnh sẽ đi tiểu màu hồng nhạt đi kèm cặn nước tiểu một vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn không cần lo lắng bởi tình trạng này sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn, đây không phải là tình trạng nguy hiểm.
– Người bệnh cũng cần lưu ý về tình trạng nước tiểu, màu sắc và độ cặn để đánh giá tình trạng thoát vụn sỏi ra ngoài sau điều trị và thông báo với bác sĩ khi cần thiết.
– Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đảm bảo có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa tạo sỏi mới, tái phát sỏi:
+ Người bệnh cần uống đủ lượng nước mỗi ngày: tối thiểu là 2,5 -3 lít nước dành cho bệnh nhân sau khi tán sỏi.
+ Bệnh nhân cũng hạn chế các yếu tố tạo sỏi như: hạn chế nạp calci, oxalat hoặc một số dòng thuốc tăng lắng đọng canxi…
+ Bệnh nhân nên lưu ý không nằm quá nhiều sau điều trị, thay vì đó nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng độ dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.
+ Người bệnh không nhịn đi tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
+ Đồng thời, người bệnh nên đi khám lại định kỳ theo lịch bác sĩ hẹn để điều trị kịp thời và triệt để nguyên nhân dẫn đến sỏi tiết niệu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.