Tình trạng bị sưng, viêm, phù nề gây không ít đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc giảm sưng được xem là biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này lúc sử dụng.
Bạn đang đọc: Thông tin chi tiết về các loại thuốc giảm sưng, phù nề
1. Thế nào là tình trạng bị sưng phù nề?
Tình trạng sưng phù nề xảy ra khi những khoảng trống giữa các mô trong cơ thể bị tích tụ một lượng dịch. Hoặc máu và các chất trung gian hóa học sinh ra do quá trình viêm tấy do chấn thương, đụng dập hoặc do vi khuẩn gây viêm. Nguyên nhân dẫn tới là bởi tổn thương mao mạch gây giải phóng và rò rỉ dịch ra ngoài.
Những khu vực dễ bị sưng phù nề đó là mặt, bọng mắt, chân, tay,… Phù nề cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề bệnh lý. Bất cứ ai cũng có thể phải trải qua tình trạng này. Trong đó, thường gặp hơn cả là với phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Khi mang thai, gặp chấn thương hay mắc phải bệnh lý nào đó có thể gây nên phản ứng sưng. Nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm và ngày càng gia tăng thì có khả năng gây viêm nhiễm, sưng phù nề khiến cho bệnh nhân bị đau đớn, khó chịu dẫn tới bất tiện trong việc sinh hoạt hàng ngày.
Nếu tại vết thương, vùng dưới da hay trong các khoang của cơ thể có tích tụ một lượng dịch bất thường sẽ làm tăng nguy cơ bị sưng viêm, phù nề nghiêm trọng. Điều này khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau đớn.
Tùy thuộc vào các vị trí bị tổn thương mà triệu chứng sưng phù nề được nhận diện qua những đặc điểm sau: chỗ bị thương có cảm giác đau đớn, sưng tấy, da bầm tím hoặc đổi màu, có thể bị viêm và đau tăng nặng khi người bệnh cử động.
Tình trạng sưng phù nề xảy ra khi những khoảng trống giữa các mô trong cơ thể bị tích tụ một lượng dịch
2. Tìm hiểu các tác dụng của thuốc giảm sưng, phù nề
2.1. Tác dụng của các loại thuốc giảm sưng
Khi cơ thể bị tổn thương ở bộ phận nào đó thì sẽ tiết ra một chất là Prostaglandin. Chất này có khả năng giúp tăng cảm giác đau và sưng viêm khi gặp chấn thương. Ngoài ra nó còn tham gia vào hoạt động kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Thuốc giảm phù nề phát huy tác dụng trên cơ thể bằng cách ngăn chặn chất Prostaglandin (đây là một chất nhạy cảm với các dây thần kinh làm tăng cảm giác đau khi gặp phản ứng viêm và phù nề).
2.2. Tác dụng phụ của thuốc giảm sưng
Ngoài các tác dụng chính ra thì thuốc giảm phù nề thuộc nhóm NSAIDs cũng có thể gây nên một vài tác dụng phụ khác cho người bệnh như bị tiêu chảy, ù tai, phát ban, nổi sẩn, nôn, đau tức ngực và rối loạn nhịp tim.
Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có thành phần biệt dược, tá dược khác nhau gây nên một số tác dụng phụ khác nhau. Do đó, nếu dùng loại thuốc giảm phù nề sau chấn thương nào thì bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết rõ tác dụng phụ của chúng.
3. Các nhóm thuốc giảm sưng, phù nề được dùng phổ biến
3.1. Nhóm thuốc NSAID
Một số loại thuốc giúp chống viêm, giảm sưng phổ biến thường gặp đó là aspirin, naproxen, ibuprofen, serazym. Đây đều là nhóm Nonsteroid (viết tắt NSAID).
Tác dụng chung của các thuốc NSAID là giúp hỗ trợ giảm sốt, giảm đau, kháng viêm do mắc phải những bệnh lý như đau đầu, cảm cúm, đau răng, đau bụng kinh,… Đồng thời, nhóm thuốc này đóng vai trò là thuốc giảm sưng trong điều trị bệnh lý viêm khớp, chấn thương phần mềm hoặc thấp khớp.
Thuốc NSAID được bào chế theo nhiều hình thức khác nhau như thuốc mỡ, kem bôi, thuốc cốm, siro, viên nén, thuốc nhỏ mắt, viên đặt hậu môn… Do đó bệnh nhân cần lưu ý phân loại những dạng thuốc này để tránh tình trạng quá liều hay dùng trùng lặp thuốc.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý quan trọng khi dùng Valygyno để điều trị viêm âm đạo
Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng loại thuốc
3.2. Nhóm thuốc chứa Alphachymotrypsin
Alpha chymotrypsin
Đây là thuốc chống phù nề sau chấn thương có thành phần chính là Chymotrypsin hoặc Alphachymotrypsin. Alphachymotrypsin là men thủy phân protein nguồn gốc từ chymotrypsinogen trong dịch tụy bò. 1 viên Alpha chymotrypsin được bào chế có thể uống và ngậm ở dưới lưỡi.
Thuốc Alpha chymotrypsin giúp làm kháng viêm, tụ máu và giảm sưng phù nề ở những trường hợp áp xe, lở loét, chấn thương phần mềm hoặc người bệnh sau phẫu thuật.
Trong những bệnh lý viêm họng, viêm phế quản, thuốc Alpha chymotrypsin còn có tác dụng làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp.
Liều dùng của Alphachymotrypsin: Uống hoặc ngậm dưới lưỡi 2 viên/lần. Sử dụng 3 – 4 lần/ngày. Nếu dùng theo đường ngậm ở dưới lưỡi, bạn nên tránh nhai thuốc, nên để thuốc tan dần ra.
Thuốc Katrypsin
Katrypsin là thuốc có thành phần chính chứa alphachymotrypsin 21 microkatals. Thuốc được dùng nhiều trong chống phù nề ở mô mềm. Trong những bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản thì Katrypsin cũng được dùng nhiều. Bởi thuốc có tác dụng giúp tiêu hủy dịch lỏng bám dính ở đường hô hấp hiệu quả.
Thuốc này cũng được dùng để làm giảm phù nề sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương phần mềm.
Liều dùng: Thuốc Katrypsin được dùng theo đường uống, liều dùng 2 viên/lần. Một ngày uống từ 3 – 4 lần.
Lưu ý, những thuốc giảm phù nề thường có tác dụng phụ. Chúng gây nên các hiện tượng tiêu chảy, tiết acid dạ dày… Do đó, người bệnh có thể phải sử dụng thuốc ức chế bơm proton hoặc giảm acid dạ dày trước khi dùng thuốc giảm phù nề.
>>>>>Xem thêm: Công dụng và cách dùng thuốc Klacid
Thuốc Katrypsin được dùng nhiều trong chống phù nề ở mô mềm
Có thể thấy, tình trạng bị sưng phù nề là phản ứng khó tránh khỏi sau khi gặp phải các chấn thương ở phần mềm hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật. Để dùng thuốc giảm phù nề sau chấn thương, người bệnh và người chăm sóc cho bệnh nhân cần phải hiểu rõ tác dụng phụ, liều dùng, thời điểm dùng thuốc phù hợp. Ngoài ra, sau chấn thương phần mềm hoặc phẫu thuật, người bệnh cũng chú ý đảm bảo có được một chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý để quá trình lành thương có hiệu quả tốt.
Hy vọng những thông tin cung cấp trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc giảm sưng. Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.