Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi nội soi niệu quản

Tán sỏi nội soi niệu quản là phương pháp điều trị sỏi không xâm lấn và độ an toàn cao được chỉ định điều trị phổ biến hàng đầu hiện nay. Nhờ những ưu điểm vượt trội, phương pháp này đang dần thay thế mổ mở truyền thống và điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân sỏi niệu quản. Cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị này trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi nội soi niệu quản

1. Tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh sỏi niệu quản

Niệu quản là con đường dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang và có kết cấu dài hẹp, do đó dù sỏi chỉ có kích thước từ vài mm cho đến 1-2 cm nhưng lại gây cản trở rất lớn cho hệ tiết niệu.

Trong các bệnh lý tiết niệu, sỏi niệu quản là một trong số các bệnh lý thường gặp nhất. Đây là tình trạng tích tụ cặn nước tiểu và khoáng chất tạo thành khối cứng ngăn chặn dòng nước tiểu di chuyển và thoát ra ngoài. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của hệ tiết niệu và dẫn tới nhiều biến chứng như:

– Sỏi ngăn chặn nước tiểu di chuyển dẫn tới tắc nghẽn dòng nước tiểu, ứ nước tiểu lâu ngày dẫn tới giãn đài bể thận.

– Sỏi xù xì gây tổn thương niệu quản dễ dẫn tới viêm nhiễm, thậm chí nhiễm khuẩn ngược dòng lên thận.

– Sỏi làm tắc ứ dòng nước tiểu lâu ngày gây rối loạn chức năng tiểu tiện.

– Nếu để kéo dài, có thể dẫn tới suy thận.

Để “nhận diện” căn bệnh này, người bệnh cần lưu ý những biểu hiện sau: khó đi tiểu, đi tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu ra máu; nước tiểu màu vàng đậm hoặc lẫn máu, đau bụng, đau hông lưng… Bên cạnh đó, với những trường hợp sỏi gây viêm nhiễm, người bệnh còn có thể bị sốt hoặc buồn nôn.

Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi nội soi niệu quản

Màu sắc của nước tiểu cũng có thể cảnh báo tình trạng sỏi tiết niệu của người bệnh

2. Giới thiệu chung về tán sỏi nội soi niệu quản

Trước đây, mổ mở và dùng thuốc được coi là hai giải pháp “kinh điển” trong điều trị sỏi tiết niệu. Tuy nhiên hiện nay, bệnh sỏi niệu quản có rất nhiều phương pháp điều trị dứt điểm sỏi mà không cần mổ hay dùng thuốc kéo dài, cụ thể là phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi.

Phương pháp này sử dụng năng lượng laser gây áp lực lên sỏi trong cơ thể khiến sỏi vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ và vụn sỏi sẽ được hút ra ngoài. Năng lượng laser này hoàn toàn vô hại với cơ thể con người nên không gây ảnh hưởng đến chức năng cơ thể. Đồng thời do không cần mổ nên cũng hạn chế được nguy cơ gặp phải biến chứng.

Đối với tán sỏi niệu quản bằng laser sẽ áp dụng cho một số trường hợp nhất định, bao gồm:

– Sỏi niệu quản với kích thước từ 0.5 cm đến 2 cm

– Sỏi niệu quản ở vị trí trên sa lồi niệu quản

– Sỏi niệu quản kích thước dưới 0.5 cm và điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả rõ rệt(sỏi không sự di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi ở trên polyp và sỏi ở vị trí hẹp niệu quản.

– Đối với sỏi ở gần đài bể thận(ở nữ giới), bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng ống nội soi bán cứng, còn đối với nam giới cần áp dụng ở những vị trí thấp hơn.

Tìm hiểu thêm: Đại tiện phân đen có nguy hiểm không?

Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi nội soi niệu quản

Kích thước sỏi niệu quản cũng ảnh hưởng đến điều trị tán sỏi niệu quản bằng laser

Bên cạnh đó, những trường hợp bệnh nhân không áp dụng phương pháp tán sỏi nội soi bao gồm:

Những trường hợp bệnh nhân không áp dụng phương pháp điều trị này bao gồm:

– Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo(đối với nam giới), bệnh nhân bị hẹp niệu quản khu vực dưới vị trí có sỏi hoặc bệnh nhân bị rối loạn đông máu.

– Các bệnh lý nền chưa điều trị dứt điểm: viêm nhiễm đường tiết niệu, suy thận…

– Bệnh nhân gặp phải tình trạng thận ứ nước cấp độ III hoặc IV

– Bệnh nhân không đặt được ống nội soi trong cơ thể

Để điều trị tán sỏi nôi soi niệu quản hiệu quả, người bệnh cũng cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Ngoại thận tiết niệu để nắm bắt tình trạng, trao đổi cụ thể tình trạng sức khỏe và cơ thể để đạt điều quả điều trị cao nhất.

3. Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi nội soi hiệu quả nhất hiện nay

3.1 Tìm hiểu về quy trình tán sỏi niệu quản nội soi

Phương pháp tán sỏi nội soi áp dụng cho sỏi niệu quản phổ biến, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay là Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Phương pháp này điều trị sỏi không cần mổ mở mà đi từ niệu đạo qua bàng quang và đến niệu quản ở vị trí có sỏi thì sử dụng laser để tác động trực tiếp.

Cụ thể phương pháp Tán sỏi nội soi ngược dòng thực hiện như sau:

– Bước 1: Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống và đặt nằm tư thế sản khoa.

– Bước 2: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào niệu đạo, cụ thể là qua lỗ tiểu, đến niệu quản và dùng laser tán vỡ sỏi. Sau đó hút vụn sỏi ra ngoài.

– Bước 3: Bác sĩ sẽ đặt ống thông mềm(Sonde JJ) vào hệ tiết niệu với kết cấu đầu ống cuộn tròn trong bể thận và bàng quang để hỗ trợ thăm khám và thông tiểu, đồng thời bảo vệ niệu quản. Ống thông này sẽ được rút trong khoảng 2 tuần sau điều trị.

Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi nội soi niệu quản

>>>>>Xem thêm: Tán sỏi tiết niệu an toàn, không đau và những điều cần lưu ý

Bệnh nhân điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng sỏi niệu quản – Thu Cúc TCI

3.2 Tìm hiểu về những ưu điểm của tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng

So với nhiều phương pháp điều trị khác, tán sỏi nội soi ngược dòng có nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:

– Không cần mổ mở nên không đau, không chảy máu, không có vết mổ nên không để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mĩ.

– Không cần dùng thuốc kéo dài, người bệnh điều trị một lần là khỏi hẳn.

– Rút ngắn tối đa thời gian điều trị, nằm viện và hồi phục: Cụ thể người bệnh chỉ cần điều trị trong khoảng thời gian từ 30-45 phút. Sau điều trị, người bệnh theo dõi tại viện 24 giờ và được xuất viện về nhà ngay. Người bệnh cũng có thể sinh hoạt bình thường sau khi xuất viện mà không cần quá nhiều thời gian chờ đợi.

– Bảo vệ tối đa cơ thể, hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng sau điều trị.

Trên đây là những thông tin về phương pháp điều trị tán sỏi nội soi sỏi niệu quản người bệnh cần biết. Để nắm bắt được tình trạng bệnh cụ thể và cơ hội điều trị tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị sớm để tránh những nguy cơ biến chứng về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *