Dấu hiệu bệnh viêm tai ngoài là gì là vấn đề nhiều người băn khoăn bởi hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến triển nặng do ban đầu chủ quan với các triệu chứng của bệnh.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu bệnh viêm tai ngoài là gì?
Dấu hiệu bệnh viêm tai ngoài là gì?
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm xảy ra ở ống tai, khi ống tai bị tổn thương khiến vi khuẩn xâm nhập vào các tổ chức liên kết dưới da rồi phát triển. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ bị viêm tai ngoài ở trẻ chiếm tới 50% tổng số ca bị bệnh.
Khi mắc bệnh viêm tai ngoài bệnh nhân thường có cảm giác ngứa nhiều ống tai ngoài, hay ngoáy tai, da ống tai đỏ. Những biểu hiện này thường là triệu chứng của viêm ống tai lan tỏa. Tuy nhiên, ở các thể bệnh khác nhau, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau cụ thể như:
- Sưng tai, ngứa và hay ngoáy tai có thể là dấu hiệu bệnh viêm tai ngoài
– Viêm tai ngoài cấp tính: tai bị ngứa và đau, ống tai sưng nề, nóng, đỏ. Vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là P.aeruginosa, S.aureus, và các loại liên cầu khuẩn khác.
– Viêm tai ngoài mạn tính: Ngứa nhưng không đau ở tai. Nguyên nhân thường do kích thích chấn thương nhẹ ống tai nhiều lần như cào xước hoặc dùng miếng gạc bông, hoặc do tiết dịch từ nhiễm khuẩn tai giữa mạn tính.
– Viêm tai ngoài xâm lấn: Đau tai và tiết dịch tai trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Đôi khi có sốt nhẹ. Ống tai bị phù, có mô hạt trong thành sau khoảng giữa phía dưới ống tai nơi tiếp nối sụn và xương.
– Viêm tai ngoài ác tính: Dấu hiệu viêm tai ngoài chuyển sang giai đoạn phức tạp nhiễm trùng từ tai lan ra xương chũm đằng sau tai hoặc xương thái dương phía trước tai. Bệnh có thể gây biến chứng viêm tai ngoài hoại tử hoặc ác tính.
Viêm tai ngoài nguy hiểm như thế nào?
Viêm tai ngoài nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển gây biến chứng nghiêm trọng như:
Khiếm thính: Ban đầu người có thể giảm sức nghe, ù tai… Theo thời gian bệnh lý không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng khiếm thính.
Tìm hiểu thêm: Tư vấn xử trí tình huống bé 3 tuổi bị hóc xương cá
- Viêm tai ngoài nếu không được điều trị hiệu quả, bệnh nhân có thể gây biến chứng khiếm thính
Viêm tai ngoài có thể gây hoại tử, ác tính: Đây là tình trạng nhiễm trùng từ tai lan sang xương chũm đằng sau tai hoặc xương thái dương phía trước tai. Biến chứng này rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Viêm tai ngoài ác tính hoặc viêm tai ngoài do vi trùng P.aeruinosa gây ra nếu không được chữa trị đúng cách, tình trạng viêm hoại tử nặng lan rộng từ ngoài vào trong gây viêm tế bào, viêm xương và có thể làm liệt các dây thần kinh sọ. Thậm chí có thể gây tử vong khi quá trình viêm lan tới lớp màng trong của não.
Bệnh viêm tai ngoài tiến triển đến giai đoạn ác tính khó chữa làm tăng nguy cơ tử vong: Trường hợp điều trị muộn, kháng sinh chỉ ngăn không cho quá trình viêm tiếp tục lan tới các dây thần kinh sọ chưa bị tổn thương. Còn các dây thần kinh hỗn hợp khác khi đã liệt rồi thì khó có thể hồi phục.
Điều trị viêm tai ngoài như thế nào?
Khi có dấu hiệu viêm tai ngoài, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác mức độ tiến triển của bệnh, nguyên nhân gây bệnh và xác dựng phác đồ điều trị phù hợp. Theo đó, tùy từng cá thể người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
Thông thường, bệnh viêm tai ngoài được điều trị bằng thuốc nhỏ tai theo chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp nếu bị nhiễm trùng sẽ phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh.
Người bệnh cần giữ tai thật khô ráo trong 7-10 ngày, không để nước lọt vào tai nhất là khi tắm gội, không đi bơi, không được tự ý nhét các vật vào tai. Sau từ 3-10 ngày điều trị bệnh sẽ khỏi và trong các trường hợp nhận thấy viêm ống tai ngoài có nguy hiểm hơn thì phải đến các cơ sở y tế để thăm khám kỹ hơn.
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm họng mạn tính hiệu quả ở Bệnh Viện Thu Cúc
- Khám và điều trị bệnh viêm tai ngoài càng sớm càng tốt
Để phòng tránh bệnh viêm tai ngoài tái phát, người bệnh nên tránh tuyệt đối việc bơi lội ở những ao hồ ô nhiễm, tránh dùng tăm bông ngoáy tai nhiều lần. Khi tắm xong nên dùng máy sấy tóc thổi khô nước ở ống tai.
Điều trị bệnh viêm tai ngoài sớm sẽ ngăn ngừa được các biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi có biểu hiện của viêm tai ngoài, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để phát hiện và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.