Bệnh suy thận cấp hay còn gọi là tổn thương thận cấp tính phát triển nhanh chóng trong một vài giờ hoặc vài ngày, có thể gây tử vong và đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu.
Bạn đang đọc: Những thông tin quan trọng cần biết về bệnh suy thận cấp
1.Tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh lý suy thận cấp tính
Suy thận cấp tính là tình trạng mất đột ngột khả năng của thận để thực hiện các chức năng chính, nhằm loại bỏ nước thừa và các muối – điện giải cũng như chất thải từ máu.
Khi thận bị mất khả năng lọc, sẽ gây các mức độ nguy hiểm do chất lỏng, chất điện phân và chất thải tích tụ trong cơ thể. Bệnh thường gặp nhất ở những người đã nhập viện, những người cần chăm sóc đặc biệt. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, người bệnh có thể khôi phục lại chức năng thận bình thường.
Suy thận cấp hay còn gọi là tổn thương thận cấp tính phát triển nhanh chóng trong một vài giờ hoặc vài ngày, có thể gây tử vong và đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu.
2. Tìm hiểu về các triệu chứng điển hình của bệnh lý suy thận cấp
Suy thận cấp tính thường gây ra tổn thương tại thận trong thời gian ngắn, từ một vài giờ cho đến một vài ngày. Do diễn biến nhanh chóng của bệnh nên biểu hiện của suy thận cấp tính thường rõ ràng hơn so với nhiều căn bệnh khác, cụ thể các triệu chứng như sau:
– Người bệnh bị lượng nước tiểu
– Giữ nước gây phù ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân
– Luôn cảm giác buồn ngủ
– Đôi lúc cảm thấy khó thở
– Cơ thể mệt mỏi
– Lẫn lộn, suy giảm trí nhớ
– Buồn nôn
– Co giật hoặc hôn mê trong trường hợp nghiêm trọng
– Người bệnh bị đau ngực, cơn đau âm ỉ nhưng thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị sỏi bàng quang hiệu quả nhất
Nhận biết sớm các triệu chứng của suy thận cấp để điều trị sớm nhất có thể.
3. Những nguyên nhân điển hình gây suy thận cấp tính
3.1 Những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp gây suy thận cấp
Suy thận cấp có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ quan thường gặp gây suy thận cấp:
– Khuyếch tán trở lại của dịch lọc cầu thận khi đi qua ống thận do màng tế bào ống thận bị hủy hoại.
– Tắc ống thận do xác tế bào, do sắc tố, hoặc các sản phẩm protein
– Tăng áp lực ở tổ chức kẽ của thận do phù nề
– Giảm sút dòng máu hiệu dụng ở vỏ thận dẫn đến giảm mức lọc cầu thận một cách cấp tính.
– Thay đổi tính thấm của màng đáy mao quản cầu thận
3.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng gián tiếp gây suy thận cấp
Ngoài những yếu tố trên, những yếu tố nguy cơ khiến tăng khả năng gặp phải suy thận bao gồm:
– Người bệnh đang điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt
– Người bệnh tuổi cao, chức năng thận đã “lão hóa”
– Tắc nghẽn mạch máu ở cánh tay hay chân (bệnh động mạch ngoại vi)
– Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp
– Người bệnh mắc các bệnh lý nền về thận.
4. Tìm hiểu về những biến chứng của suy thận cấp tính
Bệnh lý suy thận cấp tính có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chức năng của thận hoặc gây ra thiệt hại lâu dài chức năng thận hoặc giai đoạn cuối bệnh thận. Những người có bệnh thận giai đoạn cuối đòi hỏi phải chạy thận thường xuyên hoặc phẫu thuật ghép thận.
>>>>>Xem thêm: Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? – Góc giải đáp
Người bệnh có thể phải chạy thận nếu bệnh suy thận chuyển sang giai đoạn cuối
Suy thận cấp tính có thể dẫn đến mất chức năng thận và trường hợp xấu nhất là người bệnh có thể tử vong vì căn bệnh này. Nguy cơ tử vong cao nhất ở những người có vấn đề về thận trước khi trải qua suy thận cấp.
5. Nguyên tắc trong điều trị suy thận cấp
5.1 Hướng dẫn bệnh nhân suy thận cấp điều trị hiệu quả
Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa và nắm bắt được cụ thể tình trạng bệnh. Thông qua những xét nghiệm và chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho từng trường hợp bệnh nhân.
Hiện nay, điều trị suy thận cấp được chia ra thành các giai đoạn bệnh, cụ thể: giai đoạn tấn công bởi các tác nhân bệnh, giai đoạn vô niệu hoặc thiểu niệu, giai đoạn đi tiểu được trở lại, giai đoạn phục hồi chức năng cho người bệnh. Mỗi giai đoạn sẽ có cách điều trị khác nhau phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh.
5.2 Các nguyên tắc điều trị bệnh suy thận cấp
Những nguyên tắc trong điều trị suy thận cấp mà người bệnh cần nắm được như sau:
– Loại bỏ sớm, nhanh chóng các nguyên nhân gây bệnh(xem xét các nhóm nguyên nhân để tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp nhất.
– Điều chỉnh các rối loạn về tuần hoàn, đặc biệt là điều chỉnh lượng máu, dịch và huyết áp tâm thu từ 100 đến 120 mmHg.
– Phục hồi và điều chỉnh lại dòng nước tiểu.
– Kiểm soát các rối loạn về nội môi do suy thận gây ra.
– Chấm dứt những triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh.
– Tiến hành lọc máu ngoài thận khi được chỉ định.
– Đặc biệt, người bệnh nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động và tập luyện để cân bằng điện giải, hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.