Các bệnh lý thần kinh như đau thần kinh, rối loạn lo âu lan tỏa, động kinh…. ngày càng ảnh hưởng nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống của con người. Lyrica được biết đến là một loại thuốc dùng để điều trị thần kinh khá thông dụng trong y tế tuy nhiên không phải ai cũng nắm được công dụng trị bệnh và đặc điểm của loại thuốc này. Cùng tìm hiểu thành phần, công dụng và ứng dụng trong điều trị các bệnh lý thần kinh của Lyrica qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Lyrica: Thành phần, công dụng và chỉ định
1. Lyrica và công dụng điều trị thần kinh
1.1 Lyrica là thuốc gì?
Lyrica là thuốc có chứa thành phần chính Pregabalin. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau và có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý thần kinh ở người lớn.
Lyrica có chứa thành phần chính Pregabalin, thường được kê để điều trị nhiều bệnh lý thần kinh ở người lớn.
1.2 Các bệnh lý thần kinh thường được chỉ định điều trị bằng thuốc Lyrica
Đau thần kinh
Đau thần kinh là một thuật ngữ chỉ tình trạng các dây thần kinh bị tổn thương hoặc hoạt động không hiệu quả. Điều này dẫn đến sự sai lệch trong việc truyền các tín hiệu đến não bộ, khiến bạn bị mất cảm giác đau khi bị chấn thương.
Bệnh đau dây thần kinh thường biểu hiện ở mỗi người theo những cách khác nhau. Một số người bệnh sẽ gặp những cơn đau nhói vào giữa đêm. Một số khác có thể xuất hiện các triệu chứng như châm chích, ngứa ran, nóng rát cả ngày.
Động kinh
Tình trạng này xảy ra do các nơ-ron thần kinh phóng điện một cách đột ngột và quá mức, dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh trung ương (bao gồm vận động, cảm giác, giác quan, thực vật,…), gây ra các cơn động kinh ngắn, đột ngột, có xu hướng chu kỳ và thường tái phát.
Rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa là tình trạng sức khỏe tâm thần bất ổn, liên quan đến trạng thái sợ hãi, lo lắng thái quá. Tình trạng này có thể kéo dài tối thiểu 6 tháng hoặc hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc hay học tập với các triệu chứng:
– Gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo lắng
– Bồn chồn, dễ căng thẳng, bực dọc
– Dễ bị mệt
– Khó tập trung, hay rơi vào trạng thái trống rỗng
– Kích thích
– Căng cơ
– Rối loạn giấc ngủ
Tìm hiểu thêm: Dùng kem bôi Nizoral 10g trị nấm da đầu cần lưu ý gì?
Thuốc này thường dùng trong điều trị bệnh động kinh, đau thần kinh, rối loạn lo âu…
2. Liều dùng Lyrica được khuyến cáo
2.1 Liều dùng thuốc Lyrica cho người lớn
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, liều dùng của thuốc này dao động trong khoảng từ 150 – 600mg mỗi ngày tùy theo loại bệnh và mức độ bệnh, ngày chia thành 2 – 3 lần uống. Cụ thể:
– Đối với các trường hợp điều trị đau thần kinh:
Thường bắt đầu điều trị với liều 150mg/ngày, có thể tăng lên 300mg/ngày sau khoảng 3 – 7 ngày. Nếu cần có thể tăng liều đến tối đa 600mg/ngày sau 7 ngày điều trị thêm.
– Đau cơ xơ hóa:
Liều Lyrica khởi đầu thường là 75mg, 2 lần/ngày và có thể tăng lên 150mg/lần x 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần, tùy theo hiệu quả và tính dung nạp. Liều thông thường với hầu hết người mắc bệnh này là khoảng 300 – 450mg/ngày, chia 2 lần dùng. Một số người bệnh có thể dùng với liều 600mg/ngày, tùy theo đáp ứng và sự dung nạp
– Động kinh:
Bắt đầu với liều 150mg/ngày, có thể tăng lên 300mg/ngày sau 1 tuần tùy từng người bệnh. Trong trường hợp cần thiết, sau 1 tuần điều trị thêm có thể tăng đến liều tối đa 600mg/ngày.
– Rối loạn lo âu:
Liều dùng là khoảng từ 150 – 600mg/ngày, chia thành 2 hoặc 3 lần. Theo đó, điều trị có thể khởi đầu với liều 150mg/ngày, tăng liều tới 300mg/ngày sau 1 tuần điều trị dựa trên khả năng đáp ứng và dung nạp của từng người. Sau khi điều trị thêm 1 tuần, liều dùng có thể tăng lên 450mg/ngày, tối đa là 600mg/ngày.
2.2 Liều dùng thuốc Lyrica cho trẻ em
Đến nay, chưa có đầy đủ thông tin tin cậy về sự an toàn và hiệu quả của thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi và thiếu niên. Do đó, thuốc này không được khuyên cáo dùng cho trẻ em.
3. Những lưu ý khi dùng thuốc Lyrica trị bệnh lý thần kinh
3.1 Thăm khám và tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ
Các bệnh lý thần kinh kể trên rất phức tạp và có thể gây những ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Tuy có những công dụng nhất định trong điều trị bệnh lý thần kinh, nhưng Lyrica cũng có những tác dụng phụ và tác động xấu nếu sử dụng không đúng liều lượng, quên liều, dùng quá liều.
Khi có biểu hiện tổn thương thần kinh, người bệnh nên cần đi khám sớm tại chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp.
3.2 Tác dụng phụ của thuốc Lyrica
Trong quá trình sử dụng thuốc Lyrica, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
– Rối loạn hệ miễn dịch: Ít gặp: Quá mẫn với các thành phần thuốc; hiếm gặp: phù mạch, dị ứng.
– Rối loạn hệ thần kinh: Thường gặp: Đau đầu; ít gặp: bất tỉnh, sa sút tinh thần.
– Rối loạn về mắt: Viêm giác mạc (hiếm gặp).
– Rối loạn về tim: Suy tim sung huyết (hiếm gặp).
– Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Phù phổi (hiếm gặp).
– Rối loạn hệ tiêu hóa: Thường gặp như buồn nôn, tiêu chảy; hiếm gặp như sưng lưỡi.
– Rối loạn da và mô dưới da: Sưng mặt, ngứa (ít gặp).
– Rối loạn về thận và tiết niệu: Bí tiểu (hiếm gặp).
– Rối loạn tuyến vú và hệ sinh sản: Vú to ở nam (hiếm gặp).
– Rối loạn toàn thân hoặc tại chỗ: Khó chịu (ít gặp).
Đây không phải tất cả các tác dụng phụ khi dùng Lyrica. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi dùng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ ngay.
>>>>>Xem thêm: Xác định nguyên nhân trước khi sử dụng thuốc trị ngứa
Khi có các triệu chứng tổn thương thần kinh, bạn nên thăm khám để được chẩn đoán và kê đơn thuốc Lyrica phù hợp.
3.3 Cách dùng và xử trí khi quá liều
Bạn có thể uống thuốc này cùng nước hoặc thức ăn. Người cao tuổi, người bị suy thận, cần tính toán liều lượng lại dựa trên hệ số thanh thải creatinin.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống bù càng sớm càng tốt. Nếu thời gian quá gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp.
Trong trường hợp bệnh nhân uống quá liều nhưng không quá 15g, thường không có tác dụng phụ (như rối loạn cảm xúc, buồn ngủ, tình trạng lú lẫn, trầm cảm, bồn chồn lo âu) xảy ra.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.