Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể là phương pháp hiệu quả giảm tối đa sự xâm lấn cơ thể. Tuy nhiên nhiều người còn chưa biết về phương pháp này, dưới đây chúng tôi cung cấp một vài thông tin cụ thể để bạn đọc tham khảo.
Bạn đang đọc: Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể
1. Tán sỏi ngoài cơ thể cho sỏi niệu quản: Nguyên lý hoạt động, chỉ định
1.1 Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể là gì?
Sỏi tiết niệu rất đa dạng, bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo, trong đó, sỏi thận và niệu quản chiếm khoảng 70% trường hợp.
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi để phá vỡ sỏi. Khi được tán sỏi, bệnh nhân không hề bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể. Trong khoảng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và theo đường tiểu ra ngoài. Nguyên lý chính là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào một tiêu điểm với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ, sau đó bài tiết ra ngoài.
Tán sỏi ngoài cơ thể áp dụng đối với sỏi niệu quản 1/3 trên sát bể thận có kích thước tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể chỉ phù hợp với sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 trên sát bể thận.
Sỏi niệu quản 1/3 trên sát bể thận có kích thước
1.2 Quy trình tán sỏi đoạn niệu quản 1/3 trên ngoài cơ thể được thực hiện thế nào?
– Trước tiên, người bệnh sẽ được nằm lên bàn của máy tán sỏi.
– Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê nhẹ cho bệnh nhân.
– Sau đó năng lượng tạo nên từ sóng chấn động của máy sẽ khu trú vào viên sỏi và phá vỡ sỏi.
– Thời gian cho một lần tán sỏi kéo dài khoảng 1 giờ. Sau khi tán sỏi, bệnh nhân có thể ra về ngay mà không cần nằm lại bệnh viện.
Tìm hiểu thêm: Điểm mặt những thói quen ăn uống dễ gây sỏi thận
Bệnh nhân thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Cần lưu ý gì sau khi tán sỏi niệu quản?
– Sau khi tán sỏi xong, bệnh nhân cần uống nhiều nước (từ 2 lít nước trở lên) để những mảnh sỏi nhỏ có thể bài tiết theo đường tiểu ra ngoài.
– Nếu sỏi cứng hoặc kích thước lớn chưa vỡ hết thì có thể tán lại 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.
– Theo dõi các triệu chứng, biểu hiện sau tán sỏi ngoài cơ thể như: Đau hông lưng, bụng do vụn sỏi di chuyển từ bể thận – niệu quản ra bên ngoài, tiểu lẫn máu cũng do vụn sỏi trên đường di chuyển ra bên ngoài va đập vào niêm mạc của đường tiết niệu. Nếu các triệu chứng này tăng mạnh và không cải thiện bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình.
2. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có những ưu điểm nào?
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp điều trị sỏi thận khác hiện nay. Nếu chức năng thận còn tốt, đường tiết niệu thông thoáng, bệnh nhân không có nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đã được điều trị thì tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp mang đến hiệu quả cho người bệnh. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: không can thiệp xâm nhập, ít sang chấn, không gây đau, giảm thiểu biến chứng, người bệnh không phải nằm viện, giảm được thời gian và chi phí điều trị.
Là phương pháp điều trị ngoại khoa nhẹ nhàng nhất hiện nay bởi người bệnh không cần rạch mổ hay phẫu thuật, ra viện ngay sau khi tán sỏi. Tuy nhiên để sử dụng được phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể này cho sỏi niệu quản bạn nên chủ động điều trị sỏi ngay khi còn sớm, kích thước còn nhỏ, như thế hiệu quả điều trị cũng sẽ tăng cao. Ngược lại nếu chần chừ điều trị, sỏi đã phát triển đến kích thước >10mm thì việc tán sỏi ngoài cơ thể sẽ ít hiệu quả hơn, người bệnh có thể phải tán nhiều lần hoặc phải sử dụng phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi niệu quản khác để đưa được viên sỏi ra ngoài cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Phòng viêm đường tiết niệu khi mang thai
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằn laser mang đến hiệu quả điều trị vượt trội, thay thế mổ mở truyền thống sỏi kích thước lớn
3. Một số phương pháp khác điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên sát bể thận
Trong trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể hoặc không đáp ứng với tán sỏi ngoài cơ thể, thì phương pháp điều trị công nghệ cao ít xâm lấn khác có thể được chỉ định cho người bệnh đó là tán sỏi niệu quản 1/3 trên qua da đường hầm nhỏ bằng laser.
Phương pháp này có nguyên tắc hoạt động khác với tán sỏi ngoài cơ thể, không làm vỡ sỏi bằng một năng lượng sóng với áp lực cao chiếu từ bên ngoài hội tụ vào viên sỏi để làm vỡ sỏi thành vụn nhỏ để vụn tự di chuyển ra ngoài theo dòng nước tiểu. Mà với tán sỏi qua da bệnh nhân sẽ được trực tiếp lấy sỏi ra bên ngoài bằng cách tạo một đường hầm mini vào thận từ bên ngoài da để các thiết bị nội soi tán sỏi có thể đi vào tìm, bắn phá và hút sỏi ra bên ngoài.
Với tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, bệnh nhân không cần mổ mở, hạn chế tối đa xâm lấn vào thận, từ đó nhu mô thận sẽ không có vết rạch mổ hàng chục centimet như mổ mở truyền thống. Vậy nên bệnh nhân được đảm bảo chức năng thận được bảo tồn, hiệu quả sạch sỏi cao, thời gian nằm viện rút ngắn chỉ khoảng từ 1-3 ngày.
4. Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin về tán sỏi ngoài cơ trong điều trị sỏi niệu quản. Lời khuyên dành cho bạn là nên điều trị sỏi sớm để dễ dàng tiếp cận với các phương pháp công nghệ cao tân tiến, êm ái, hiệu quả nhanh. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên lựa chọn địa chỉ có uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao trong điều trị các bệnh lý sỏi thận, sỏi tiết niệu để gia tăng hơn hiệu quả và an toàn trong và sau điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.