Sỏi bàng quang là bệnh lý thường gặp tuy nhiên vấn đề sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào thì không phải ai cũng nắm bắt rõ. Dưới đây là một số thông tin cần thiết về bệnh lý này bạn đọc có thể tham khảo.
Bạn đang đọc: Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?
1. Sỏi bàng quang được hình thành như thế nào?
Sỏi bàng quang là các khoáng chất hình thành những khối đá nhỏ trong bàng quang. Sỏi bàng quang phát triển khi nước tiểu trong bàng quang trở nên tập trung, gây ra kết tinh khoáng chất trong nước tiểu. Tập trung, tù đọng nước tiểu thường là kết quả của phì đại tuyến tiền liệt, thiệt hại dây thần kinh hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn. Nguyên nhân khác dẫn đến sỏi bàng quang còn có thể là do sỏi đường tiết niệu trên bàng quang là thận, niệu quản rơi xuống và kẹt tại bàng quang mà không di chuyển ra ngoài theo dòng chảy của nước tiểu.
Sỏi tồn tại trong hệ tiết niệu dù ở bất kỳ vị trí nào bệnh nhân đều nên điều trị kịp thời để tránh diễn biến xấu
2. Mức độ nguy hiểm do sỏi bàng quang gây ra
2.1 Các triệu chứng cảnh báo sỏi bàng quang
Hầu hết người bệnh đều ít thấy triệu chứng sỏi bàng quang, ngay cả khi sỏi lớn. Nhưng nếu sỏi kích thích bàng quang hoặc chèn dòng chảy của nước tiểu, dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển. Chúng bao gồm:
Đau bụng dưới.
Ở nam giới, đau hoặc khó chịu trong dương vật.
Đi tiểu đau.
Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.
Tiểu khó hoặc bị gián đoạn dòng chảy của nước tiểu.
Tiểu tiện bất thường.
Máu trong nước tiểu.
Màu nước tiểu tối.
Đây là các triệu chứng ban đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt người bệnh, sỏi có thể hoặc chưa gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên khi có dấu hiệu của sỏi bệnh nhân nên đi thăm khám và điều trị kịp thời và triệt để tình trạng sỏi bàng quang để ngăn chặn sớm những biến chứng phức tạp, tránh để những biến chứng phát triển khiến quá trình điều trị kéo dài hơn, người bệnh tốn nhiều thời gian và chi phí.
2.2 Sỏi bàng quang nếu không điều trị kịp thời nguy hiểm như thế nào?
Sỏi bàng quang có thể được loại bỏ triệt để dễ dàng và nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm thì bị biến chứng thành bệnh viêm bàng quang cấp, viêm bàng quang mạn tính, rò bàng quang, teo bàng quang. Nước tiểu sẽ bị chảy vào tầng sinh môn hoặc chảy vào âm đạo, hiện tượng nước tiểu bị rỉ vào âm đạo hoặc hậu môn lâu ngày sẽ gây nhiễm khuẩn.
Ngoài ra sỏi bàng quang gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, kết hợp với các tình trạng viêm nhiễm khuẩn tại bàng quang có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng lên thận, suy thận. Hệ lụy nghiêm trọng người bệnh có thể phải đối mặt là thận mất chức năng nghiêm trọng có thể phải chạy thận, cắt bỏ thận hoặc ghép thận…
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về tán sỏi nội soi ngược dòng
Sỏi bàng quang không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng đến thận, hệ tiết niệu
3. Điều trị sỏi bàng quang hiệu quả ngăn chặn biến chứng
Sỏi bàng quang kích thước nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để trong quá trình đi tiểu sỏi sẽ trôi ra ngoài.
Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to – sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang.
Hiện nay phần lớn bệnh nhân mắc sỏi bàng quang được điều trị bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là phương pháp áp dụng kỹ thuật tân tiến loại bỏ sỏi hoàn toàn qua đường tiểu tự nhiên bằng cách đưa thiết bị nội soi từ niệu đạo vào bàng quang để tìm và quan sát hình thái viên sỏi. Tiếp đó sẽ đưa dây dẫn năng lượng laser cũng đi vào qua con đường này để bắn vỡ sỏi lớn thành mảnh nhỏ rồi hút gắp ra ngoài. Với phương pháp này bệnh nhân không có can thiệp của dao kéo hay rạch mổ, bệnh nhân điều trị sỏi không mất sức, không có vết thương lớn, không để lại sẹo. Và đặc biệt hiệu quả điều trị vẫn đạt kết quả tốt, tỷ lệ sạch sỏi cao mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan nào trong hệ tiết niệu.
>>>>>Xem thêm: Tán sỏi ngược dòng và những điều cần biết
Điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng mang đến hiệu quả tối ưu cho người bệnh
4. Theo dõi sau điều trị sỏi bàng quang
Sau điều trị bệnh lý sỏi bàng quang, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Mục đích là để theo dõi mức độ sạch sỏi sau điều trị, biến chứng nếu có, khả năng tái phát sỏi…
Bên cạnh việc tuân thủ lịch thăm khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân cũng nên chủ động trong việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học như:
– Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nhịn tiểu lâu và thường xuyên.
– Đảm bảo uống đủ lượng nước mỗi ngày, đối với người bệnh làm việc trong môi trường nóng bức hay người bệnh làm việc với cường độ cao, làm việc nặng thêm uống nhiều nước hơn để tránh tình trạng cơ thể thiếu nước.
– Nên sử dụng chế độ ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn mặn, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều oxalate, và hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia…
– Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, tránh lười vận động ngồi ì một chỗ nhiều giờ đồng hồ.
Vậy là câu hỏi sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào đã được giải đáp thông qua bài viết trên đây. Để phòng tránh những biến chứng không đáng có xảy ra gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe người bệnh, bạn nên chủ động quan tâm sức khỏe, thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện sỏi. Tránh nghe những lời truyền miệng sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, điều này không làm sỏi trôi ra ngoài mà thậm chí còn khiến sỏi phát triển và hình thành nên biến chứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.