Ivermectin 6mg: Thuốc chống ký sinh trùng

Thuốc Ivermectin 6mg được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm ký sinh trùng hoặc giun sán. Việc sử dụng Ivermectin cần tuân thủ đúng tần suất và liều lượng được bác sĩ chỉ định, dựa trên cân nặng của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu Ivermectin là thuốc gì, điều trị bệnh gì và những lưu ý khi sử dụng thuốc.

Bạn đang đọc: Ivermectin 6mg: Thuốc chống ký sinh trùng

1. Ivermectin 6mg dùng điều trị bệnh gì?

Thuốc Ivermectin là thuốc kê theo đơn, được chỉ định để điều trị một số trường hợp bệnh như sau:

– Bệnh sán lá gan lớn.

– Bệnh giun lươn đường ruột.

– Bệnh ghẻ đóng vảy trong da kết hợp với phương pháp điều trị tại chỗ.

– Bệnh ghẻ ở người khi các biện pháp điều trị tại chỗ trước đó không hiệu quả hoặc có các chống chỉ định.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Ivermectin nên dựa trên chẩn đoán chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa và/hoặc thông qua các kiểm tra xác định ký sinh trùng. Trong trường hợp không có chẩn đoán chính xác, việc sử dụng Ivermectin có thể không phù hợp, đặc biệt là đối với những bệnh nhân chỉ có các triệu chứng ngứa da mà không có các biểu hiện bệnh ghẻ khác.

Ivermectin 6mg: Thuốc chống ký sinh trùng

Thuốc Ivermectin được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm ký sinh trùng hoặc giun sán.

2. Cách dùng và liều dùng

2.1. Cách dùng Ivermectin 6mg cho hiệu quả điều trị tốt

– Thuốc Ivermectin thường được bào chế dưới dạng viên nén để dùng qua đường uống.

– Người bệnh nên uống thuốc cùng lượng nước vừa đủ vào buổi sáng khi đang đói. Để đảm bảo hiệu quả tối đa của thuốc, tránh ăn uống trong khoảng thời gian 2 giờ trước và sau khi uống Ivermectin.

– Uống thuốc Ivermectin bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ban đầu, bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng phù hợp cho từng bệnh nhân dựa trên tình trạng sức khỏe và cân nặng. Sau đó, dựa trên kết quả cận lâm sàng, nếu bệnh nhân vẫn còn triệu chứng nhiễm giun và cần tiếp tục điều trị, bác sĩ sẽ đề xuất lặp lại liệu trình điều trị với Ivermectin. Nhất là ở những trường hợp bị nhiễm ấu trùng vào mắt nghiêm trọng thì phác đồ điều trị với Ivermectin có thể phải thực hiện lặp lại thường xuyên hơn.

2.2. Liều dùng Ivermectin 6mg

Liều dùng Ivermectin 6mg được nhà sản xuất khuyến cáo dùng cho người từ 26-85kg. Liều dùng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định dựa theo tình trạng bệnh cụ thể.

Đặc biệt cần lưu ý, không uống Ivermectin với liều lượng vượt quá mức cho phép bởi nó có thể gây ra nguy cơ nhiễm độc Ivermectin. Các biểu hiện của quá liều Ivermectin thường bao gồm đau đầu, nhìn hoa mắt, phát ban, phù, cảm giác suy nhược, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, cơn động kinh, phản ứng dị ứng nổi mày đay, khó thở hoặc mất điều hoà.

Đối với bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ về quá liều, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý liều dùng Ventolin 2.5mg khí dung cho trẻ em an toàn

Ivermectin 6mg: Thuốc chống ký sinh trùng

Liều dùng Ivermectin sẽ được bác sĩ kê đơn sau khi thăm khám chi tiết.

3. Những thắc mắc về điều trị chống ký sinh trùng bằng thuốc Ivermectin

3.1. Ivermectin 6mg có gây ra tác dụng phụ không?

Ivermectin có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định cho người sử dụng. Phản ứng phụ thường không nghiêm trọng và không kéo dài nhưng có thể trở nên nặng hơn ở những người bị nhiễm một số loại ký sinh trùng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Ivermectin bao gồm:

– Sốt đột ngột;

– Phản ứng da đột ngột (ví dụ như phát ban, ngứa) hoặc các phản ứng da nghiêm trọng khác;

– Khó thở;

– Viêm gan cấp tính;

– Thay đổi một số kết quả xét nghiệm (bao gồm tăng men gan, tăng bạch cầu ái toan, tăng bilirubin trong máu), chán ăn, đau dạ dày, tiểu ra máu, táo bón hoặc tiêu chảy.

Ivermectin 6mg: Thuốc chống ký sinh trùng

>>>>>Xem thêm: Cefpodoxim 100mg – Thông tin và các lưu ý khi dùng thuốc

Ivermectin 6mg có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình uống thuốc.

3.2. Xử lý trường hợp quá liều Ivermectin như thế nào?

Khi có dấu hiệu nhiễm độc Ivermectin, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến đơn vị y tế ngay để được truyền dịch và bổ sung các chất điện giải giúp khôi phục cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.

Trong một số trường hợp sẽ cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp như hô hấp nhân tạo hoặc cung cấp oxy. Nếu người bệnh có triệu chứng hạ áp, có thể sử dụng các loại thuốc tăng huyết áp để điều chỉnh tình trạng huyết áp. Đặc biệt, việc áp dụng sớm các biện pháp như thúc nôn và rửa dạ dày là cực kỳ quan trọng để giảm hấp thu thêm Ivermectin vào cơ thể. Sau đó, bác sĩ có thể xem xét cho người bệnh sử dụng các giải pháp chống độc hoặc thuốc tẩy khác phù hợp mới mức độ nhiễm độc.

3.3. Nếu quên uống 1 liều Ivermectin có sao không?

Nếu bạn quên uống một liều thuốc Ivermectin 6mg, hãy uống lại càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra rất gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp luôn. Lưu ý rằng không cần uống bù gấp đôi liều đã quy định.

Tốt nhất, bạn cần nhớ đúng liều dùng và thực hiện đều đặn, không quên 2 liều liên tiếp để đảm bảo hiệu quả và phát huy tốt hoạt tính của thuốc.

3.4. Ivermectin có sử dụng được cho bà bầu và phụ nữ cho con bú không?

Ivermectin 6mg được khuyến cáo không sử dụng cho bà bầu.

Ivermectin có tiết vào sữa mẹ với một nồng độ thấp. Tuy vậy, độ an toàn với trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định. Do đó, với phụ nữ đang cho con bú muốn sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Thông thường, thuốc sẽ chỉ được dùng cho người mẹ khi xem xét thấy lợi ích cho mẹ vượt trội hơn nguy cơ cho con.

Ivermectin 6mg là thuốc chống ký sinh trùng kê theo đơn. Người bệnh cần tiến hành thăm khám với bác sĩ, thực hiện các chỉ định cần thiết, chẩn đoán đúng bệnh để được lên phác đồ điều trị chi tiết cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *