Hiểu biết về nội soi ngược dòng trong điều trị sỏi niệu quản

Nội soi niệu quản là phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý niệu quản. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể những thông tin xung quanh phương pháp nội soi niệu quản sử dụng trong điều trị bệnh lý sỏi niệu quản, bạn đọc nên tham khảo.

Bạn đang đọc: Hiểu biết về nội soi ngược dòng trong điều trị sỏi niệu quản

1. Phương pháp nội soi niệu quản là gì?

Dưới gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng, ống soi niệu quản được đưa qua niệu đạo, vào bàng quang và lên niệu quản. Nhờ hệ thống camera, ống soi niệu quản cho phép quan sát rõ lòng niệu quản và đài bể thận hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý. Hơn thế nữa, qua ống soi ta có thể đưa vào niệu quản các dụng cụ đặc biệt để tán sỏi, gắp sỏi, lưỡi dao nội soi để rạch niệu quản hay cắt mảnh bệnh phẩm. Và cuối cùng là cho phép đặt một ống thông đặc biệt 2 đầu có hình chữ J (sonde JJ) nằm từ bể thận qua niệu quản xuống bàng quang. Ống thông này cho phép nước tiểu chảy từ thận xuống bàng quang, tránh hiện tượng tắc hoặc hẹp lòng niệu quản. Ống JJ không gây phiền phức gì cho bệnh nhân và thường được rút ra một cách dễ dàng qua soi bàng quang.

Hiểu biết về nội soi ngược dòng trong điều trị sỏi niệu quản

Kỹ thuật nội soi niệu quản cần thiết trong chẩn đoán và xử trí các trường hợp bệnh lý niệu quản

Ống nội soi niệu quản có 3 loại: cứng, nửa cứng và mềm. Ống soi mềm chủ yếu dùng cho chẩn đoán, đặc biệt nó cho phép quan sát tới tận đài thận giữa và dưới. Loại ống soi cứng và nửa cứng ngoài tác dụng chẩn đoán, chủ yếu dùng để điều trị.

2. Kỹ thuật nội soi ngược dòng áp dụng trong điều trị sỏi niệu quản

2.1 Chỉ định thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được áp dụng điều trị đối với những bệnh nhân có sỏi niệu quản kích thước 0,6cm – 2cm, sỏi niệu quản nhỏ hơn 0,5cm sẽ điều trị bằng uống thuốc sau 1 tuần không cải thiện lâm sàng, sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản, sỏi trên polyp, sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản.

2.2 Bệnh nhân nào không thuộc chỉ định nội soi tán sỏi niệu quản

Cần cân nhắc ở những bệnh nhân sau: Bệnh nhân có hẹp niệu đạo ở nam giới, bệnh nhân hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi, bệnh nhân có rối loạn đông máu. Bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu nặng, thận ứ nước độ III, IV là chống chỉ định tương đối.

2.3 Tính ưu việt của kỹ thuật nội soi ngược dòng trong tán sỏi niệu quản

Được xem là một bước ngoặt có tính đột phá trong điều trị sỏi niệu quản các vị trí mà không cần phẫu thuật mổ mở. Với năng lượng laser trực tiếp bắn phá vỡ sỏi nên hầu hết các trường hợp sỏi niệu quản đều có thể được xử lý bằng phương pháp này. Toàn bộ quá trình tán sỏi hoàn toàn được thực hiện theo nguyên tắc không mổ nên người bệnh đảm bảo không có vết thương ngoài da, không chảy máu, không lo biến chứng hậu phẫu. Thêm nữa, năng lượng laser được điều chỉnh tập trung chính xác vào viên sỏi nên ít gây tổn thương niệu quản, hiệu quả nhanh chỉ trong khoảng 30-60 phút mỗi liệu trình. Đặc biệt người bệnh được rút ngắn thời gian nằm viện và phục hồi sức khỏe tối đa, chỉ khoảng 24h bệnh nhân có thể trở về nhà nghỉ ngơi, sinh hoạt bình thường.

Tìm hiểu thêm: Bệnh sỏi bàng quang kiêng ăn gì?

Hiểu biết về nội soi ngược dòng trong điều trị sỏi niệu quản

Tán sỏi niệu bản sử dụng kỹ thuật nội soi ngược dòng giúp người bệnh sạch sỏi hoàn toàn không mổ

2.4 Sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng cần lưu ý gì

Đầu tiên bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe sau quá trình tán sỏi, cụ thể là các vấn đề đau hông lưng, tiểu máu sau tán sỏi. Nếu gặp những vấn đề bất thường người bệnh nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ và đến viện sớm để thăm khám, kiểm tra.

Mặc dù sau tán sỏi niệu quản ngược dòng, sonde JJ vẫn được đặt trong niệu quản người bệnh để đảm bảo an toàn, tránh hẹp niệu quản, giúp vụn sỏi còn sót đi ra ngoài nhanh hơn, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Lưu ý không nên chạy nhảy làm việc nặng để tránh làm xô lệch sonde JJ. Và bệnh nhân sẽ phải đến viện đúng lịch trình yêu cầu của bác sĩ để rút sonde JJ ra khỏi cơ thể.

Hoàn tất các quy trình trong điều trị sỏi niệu quản nội soi ngược dòng, bệnh nhân cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt hàng ngày để hạn chế nguy cơ sỏi tái phát sớm.

Cuối cùng là cần thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi những bất thường nếu có, phát hiện sớm sỏi tiết niệu tái phát, từ đó có thể điều trị nhanh chóng bằng các phương pháp không cần can thiệp như điều trị nội khoa.

Hiểu biết về nội soi ngược dòng trong điều trị sỏi niệu quản

>>>>>Xem thêm: Bệnh sỏi thận – chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Thưc hiện thăm khám và điều trị sỏi tiết niệu tại các cơ sở uy tín sẽ nâng cao hiệu quả trị sỏi cho người bệnh

3. Kết luận

Nội soi niệu quản là một kỹ thuật tân tiến được ứng dụng hiệu quả trong tán sỏi niệu quản ở người bệnh. Hy vọng với các thông tin về phương pháp điều trị sỏi hiện đại phía trên, bạn đã có thêm thông tin về cách điều trị sỏi niệu quản phổ biến này. Từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị triệt để sỏi niệu quản tránh giữ sỏi lâu gây nhiều hệ lụy.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *