Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng để chữa bệnh sỏi thận hiệu quả và đặc biệt là ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận là gì?

Bạn đang đọc: Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận còn được gọi là sạn thận, là do kết quả của sự kết tủa của một số chất chứa trong nước tiểu. Những sỏi này thành lập trong thận và sau đó lưu chuyển qua niệu quản (ureter) xuống bàng quang. Nếu nhỏ nó có thể thoát ra với nước tiểu. Trong trường hợp sỏi lớn không thể đi qua được niệu quản nên nó cứ nằm trong niệu quản, gây nghẽn niệu quản và làm cản trở dòng nước tiểu đi xuống bàng quang làm bệnh nhân lên cơn đau.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gặp biến chứng, giải quyết nhanh triệu chứng đeo bám

2. Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

2.1 Nhóm thực phẩm nên hạn chế trong chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng cho thận, chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh sỏi thận. Theo đó chế độ ăn uống cho người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm như:

– Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

– Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.

– Người bệnh sỏi thận nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

– Các loại hoa quả người bệnh không nên ăn như: chuối, hoa quả khô, bơ,..

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh hẹp niệu quản và cách điều trị hẹp niệu quản 

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Thực phẩm nhiều muối là một trong những nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên cắt giảm ở người bệnh sỏi thận.

2.2 Nhóm thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Ngoài ra, người bệnh sỏi thận nên bổ sung một số loại thực phẩm hữu ích như:

– Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ nhu động ruột, giảm khó khăn khi đại tiện, nhất là với những người bệnh sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da.

– Thực phẩm giàu Canxi được khuyến khích cho nhiều người, trong đó cũng có những người bệnh sau khi mổ sỏi thận. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi hàng ngày sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc và tái phát sỏi thận canxi.

– Uống nhiều nước. Nước là đồ uống không chỉ tốt cho toàn bộ hoạt động cho cơ thể, mà còn giúp thải độc cơ thể, tốt cho những người bệnh sau khi mổ thận. Nguyên nhân là do lượng nước khi đưa vào cơ thể sẽ giúp nước tiểu loãng hơn, từ đó làm giảm lượng khoáng, giúp cuốn đi các chất thải lắng đọng hình thanh “sỏi” trong thận, cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

>>>>>Xem thêm: Tán sỏi niệu quản qua nội soi và những điều cần biết

Người bệnh sỏi thận cần uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây

3. Một số lưu ý khác ngoài chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng đối với người mắc bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý, viêc ăn uống không giúp làm khỏi bệnh mà chỉ thúc đẩy cơ thể sống lành mạnh hơn, tránh hình thành thêm sỏi, gia tăng kích thước, và biến chứng…

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chủ động tích cực trong việc tái khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và tư vấn chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Đặc biệt cũng cần thực hiện tập thể dục thể thao hàng ngày, không nên nhịn tiểu để quá trình bài tiết được diễn ra thuận lợi, tránh kết tủa sỏi.

Một số trường hợp việc điều trị bằng nội khoa sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống luyện tập không mang lại hiệu quả, người bệnh nên thực hiện tán sỏi công nghệ cao. Tùy vào tình trạng sỏi của mỗi người, sức khỏe tổng quát, cấu tạo hệ tiết niệu… mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp, an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *