Khám các bệnh liên quan tới bàng quang diễn ra khá phổ biến và không thể thiếu việc chẩn đoán qua hình ảnh nội soi bàng quang. Vậy nội soi bàng quang được tiến hành ra sao, và hình ảnh thu được từ phương pháp này như thế nào?
Bạn đang đọc: Thực mục sở thị hình ảnh nội soi bàng quang
Thế nào là nội soi bàng quang?
Khám các bệnh liên quan tới bàng quang không thể thiếu việc chẩn đoán qua hình ảnh nội soi bàng quang.
Nội soi bàng quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng khá phổ biến, giúp bác sĩ khảo sát đường tiểu dưới, bao gồm niệu đạo và bàng quang, thông qua máy nội soi chuyên dụng. Ống kính nội soi là ống nhỏ, được đưa vào trong bàng quang thông qua ngã niệu đạo (là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài).
Có 2 loại ống soi được sử dụng trong nội soi bàng quang bao gồm:
- Ống soi mềm: Loại ống nhỏ, mềm, gồm những bó sợi quang học. Đầu ống soi mềm có thể uốn cong, giúp quan sát diện rộng trên toàn bộ bàng quang.
- Ống soi cứng: Cũng là 1 ống nhỏ nhưng cứng, thẳng, cũng do đặc điểm này mà ống cứng không đủ khả năng khảo sát hết toàn bộ bàng quang. Tuy vậy, ống nội soi cứng lại cho phép đưa những dụng cụ đa dạng qua các kênh thao tác phụ tốt hơn
Cọn loại ống soi nào sẽ căn cứ vào việc phục vụ cho những mục đích khác nhau. Hiện nay, loại ống soi được sử dụng nhiều hơn là ống nội soi mềm. Ống mềm sẽ di chuyển dễ dàng đi theo mọi đoạn cong của niệu đạo, giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ mặt trong của bàng quang.
Quan sát hình ảnh nội soi bàng quang
Tìm hiểu thêm: Xem ngay viêm tiết niệu triệu chứng là như thế nào?
- Nhờ quan sát hình ảnh nội soi bàng quang, các bác sĩ có thể phát hiện nguyên nhân gây ra những triệu chứng có liên quan mà người bệnh gặp phải.
Khi nào cần nội soi bàng quang?
Các trường hợp dưới đây thường cần đến chỉ định nội soi bàng quang:
- Chẩn đoán, loại trừ hoặc kiểm tra tình trạng bệnh tại bàng quang:
Lúc này, nội soi bàng quang sẽ giúp tìm ra vấn đề bệnh lý là nguyên nhân của những triệu chứng như: nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên, có máu trong nước tiểu (tiểu máu), tiểu mất kiểm soát, mẫu nước tiểu có xuất hiện các tế bào bất thường, đi tiểu thấy đau kéo dài, tiểu khó (nghi vấn do phì đại tiền liệt tuyến hoặc hẹp niệu đạo).
Nếu không phát hiện vấn đề bất thường, nội soi giúp loại trừ nguyên nhân bệnh lý. Bên cạnh đó, nội soi bàng quang cũng có thể được tiến hành nhằm theo dõi diễn tiến của bệnh, hoặc kiểm tra sau điều trị.
- Nội soi để điều trị bệnh tại bàng quang:
Các bệnh lý tại bàng quang được chỉ định điều trị qua nội soi bàng quang bao gồm:
+ Sỏi bàng quang: Nhờ phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành lấy ra các viên sỏi từ bàng quang, đặc biệt khi sỏi kẹt ở niệu quản (vị trí cao hơn và khó lấy hơn), các bác sĩ có thể đưa kính nội soi tới để loại bỏ chúng hiệu quả.
+ Polyp hoặc u tại bàng quang: Nội soi sẽ giúp lấy ra và loại bỏ những polyp nhỏ hoặc khối u từ lớp niêm mạc của bàng quang.
+ Đặt ống thông tiểu: Ống thông nhỏ sẽ được đặt vào trong một niệu quản bị hẹp nhờ biện pháp nội soi, hỗ trợ việc lưu thông nước tiểu.
+ Nội soi hỗ trợ chụp niệu quản bể thận ngược dòng: Nhờ nội soi, bác sĩ có thể bơm thuốc cản quang vào mỗi bên niệu quản dẫn tới bể thận. Phim chụp X-quang thu được sẽ cho biết những vấn đề của bể thận hoặc niệu quản.
+ Viêm, u xơ tiền liệt tuyến: Nội soi giúp bác sĩ thực hiện cắt đốt tiền liệt tuyến với một dụng cụ phẫu thuật nội soi đặc biệt. Qua đó từng mẩu nhỏ của mô tiền liệt tuyến sẽ bị cắt bỏ dần và đưa ra ngoài.
Ngoài ra, nội soi bàng quang cũng giúp lấy mẫu nước tiểu từ niệu quản để phục vụ xét nghiệm. Mẫu nước tiểu được lấy từ hai bên niệu quản qua nội soi giúp xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc khối u liên quan tới mỗi bên thận.
-
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Thời gian thực hiện tán sỏi mất bao lâu?
Có một số bệnh lý tại bàng quang được chỉ định điều trị qua nội soi bàng quang
Những biểu hiện và biến chứng có thể gặp sau nội soi bàng quang
Nội soi bàng quang là kỹ thuật an toàn cao, mặc dù vậy người bệnh vẫn có thể cảm thấy nóng nhẹ khi đi tiểu, và hay mót tiểu hơn bình thường trong vòng 1 ngày đầu. Ngoài ra, nước tiểu có thể có màu hồng do chảy máu nhẹ, đặc biệt khi thực hiện sinh thiết lấy mẫu mô xét nghiệm. Có một vài trường hợp, nội soi xong người bệnh có thể bị nhiễm trùng tiểu trong thời gian ngắn, gây sốt và đau khi đi tiểu.
Trường hợp cá biệt, bàng quang có thể bị tổn thương, thủng do tác động không chuẩn của dụng dụ nội soi. Để khắc phục kịp thời và hạn chế tối đa tác hại của biến chứng nếu có, người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện uy tín nơi cung cấp hình ảnh nội soi bàng quang tối ưu và an toàn cao trong nội soi. Nếu sau khi nội soi bàng quang, nếu có các biểu hiện sau cần thông báo ngay cho bác sĩ: đau hoặc chảy máu tức thời nhưng nặng nề, đau hoặc chảy máu kéo dài hơn 2 ngày, có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đau hông và lưng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.