Triệu chứng loét bao tử khi mới hình thành rất khó để nhận biết. Phần lớn các trường hợp bị nhầm lẫn sang đau bụng thông thường. Vì thế mọi người cần nắm rõ các dấu hiệu khi bị loét dạ dày để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị.
Bạn đang đọc: Triệu chứng loét bao tử, chẩn đoán và điều trị
1. Loét bao tử là gì?
Viêm loét bao tử không còn là bệnh hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Các vết loét xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn. Lúc này phần dưới của ruột bị lộ ra ngoài. Triệu chứng loét bao tử có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không kể giới tính và độ tuổi.
Loét bao tử là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Triệu chứng viêm loét dạ dày
Một số trường hợp loét bao tử có các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên các trường hợp bệnh nhẹ, khi mới khởi phát thường khó nhận biết. Vì vậy việc hiểu rõ về các triệu chứng loét bao tử vô cùng quan trọng.
2.1 Đầy bụng, ăn không tiêu hay buồn nôn
Dạ dày khi gặp vấn đề sẽ tiết nhiều acid hơn bình thường dẫn tới hiện tượng trào ngược. Vì vậy người bệnh thường sẽ có cảm giác buồn nôn, đặc biệt sau khi ăn no. Bệnh nhân cũng thường xuyên bị đầy bụng do thức ăn không thể tiêu hóa hết. Điều này dẫn tới tình trạng chán ăn do luôn cảm thấy no mặc dù chỉ ăn rất ít.
2.2 Đau vùng thượng vị là triệu chứng loét bao tử điển hình
Đau vùng phía trên rốn đến phía dưới xương ức hay còn gọi là vùng thượng vị. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy vào tình trạng của bệnh. Đây là dấu hiệu cơ bản và gặp ở hầu hết các trường hợp bị viêm bao tử.
2.3 Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
Các cơn đau loét dạ dày có thể diễn ra bất cứ lúc nào: Khi ăn quá no, lúc đói hoặc vào lúc nửa đêm khiến người bệnh mất ngủ. Nhiều người khi bị cơn đau hành hạ sẽ mất ngủ cả đêm khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
2.4 Thường xuyên ợ hơi, nóng rát ở bao tử
Một trong những triệu chứng loét bao tử phổ biến khác là người bệnh thường xuyên ợ hơi, ợ chua kèm theo nóng rát dạ dày. Đây là dấu hiệu ban đầu khi dạ dày bắt đầu viêm loét. Tuy nhiên dấu hiệu này thường bị mọi người bỏ qua vì nghĩ đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể.
2.5 Rối loạn các chức năng tiêu hóa là triệu chứng loét bao tử
Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng tới các chức năng gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng giúp người bệnh dễ nhận biết nhất là người bệnh thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy xen lẫn táo bón. Các chứng năng của dạ dày bị suy giảm vì vậy xảy ra rồi loạn tiêu hóa là điều dễ hiểu.
Đau thượng vị là triệu chứng loét bao tử
3. Phương pháp chẩn đoán loét bao tử
Khi phát hiện các dấu hiệu, để giúp chẩn đoán chính xác mình có bị loét dạ dày hay không bệnh nhân cần tới bệnh viện. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán.
3.1 Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là phương pháp được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất hiện nay. Thông qua hình ảnh nội soi bác sĩ sẽ có cái nhìn trực quan về tình trạng bên trong dạ dày. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ nhận biết được vị trí tổn thương. Đồng thời xác định tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể can thiệp điều trị cầm máu ở các ổ loét nếu có. Bên cạnh đó chuyên gia có thể kết hợp sinh thiết quanh vị trí tổn thương. Kỹ thuật này giúp xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP hoặc các vấn đề nghi ngờ khác.
Điều cần lưu ý là vi khuẩn HP rất dễ lây lan trong quá trình nội soi. Nguyên nhân do máy nội soi đươc dùng chung cho nhiều người bệnh khác nhau ( mặc dù điều này hiếm gặp). Vì vậy người bệnh muốn nội soi nên tới các bệnh viện lớn, uy tín để đảm bảo sức khỏe.
3.2 Các xét nghiệm khác
Ngoài biện pháp nội soi dạ dày, để giúp xác định vi khuẩn HP có tồn tại trong cơ thể hay không cần thực hiện một số xét nghiệm như:
– Xét nghiệm máu: Giúp tìm kháng thể HP
– Xét nghiệm phân
– Xét nghiệm hơi thở
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa sau mổ
Nội soi là cách chẩn đoán loét dạ dày chính xác nhất
4. Phương pháp điều trị loét bao tử
Hiện nay, phương pháp điều trị viêm loét dạ dày sẽ dựa vào các nguyên nhân gây bệnh. Mỗi trường hợp sẽ có phác đồ điều trị riêng tùy theo tình trạng bệnh. Điều quan trọng là người bệnh cần đi khám sớm ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường thì việc điều trị mới dễ dàng và hiệu quả.
4.1 Điều trị nội khoa
Nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn. Hiện nay do vấn đề kháng thuốc lan rộng vì vậy phác đồ điều trị thường sẽ kết hợp 3,4 loại thuốc để đem lại hiệu quả cao nhất.
Một số loại thuốc thường áp dụng để điều trị khác như:
– Thuốc giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày
– Thuốc trung hòa acid dạ dày
Trong quá trình điều trị, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy,…Các triệu chứng này chỉ xuất hiện tạm thời vào biến mất sau khi dừng uống thuốc. Tuy nhiên nếu các tác dụng phụ gây khó chịu cực độ thì bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để xem xét thay đổi liệu trình.
Các trường hợp nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng thuốc để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc bạn cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc ít gây ảnh hưởng tới dạ dày.
Khi được điều trị đúng cách các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Dù như vậy người bệnh vẫn cần tiếp tục sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa uống hết đơn. Điều này giúp đảm bảo vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn, ngăn tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.
4.2 Điều trị phẫu thuật
Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh không thể điều trị bằng thuốc bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật để điều trị tình trạng loét dạ dày phức tạp. Các trường hợp đã điều trị bằng nội khoa không có kết quả tích cực, vết loét không lành hoặc thường xuyên tái phát ở vị trí cũ cũng cần phẫu thuật. Phẫu thuật còn được sử dụng khi loét bao tử đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày,…
>>>>>Xem thêm: Lưu ý: Ăn không đúng cách gây đau dạ dày
Đa số các trường hợp được điều trị nội khoa
Mong rằng qua bài viết các bạn đã có đủ thông tin và kiến thức về các triệu chứng loét bao tử. Việc hiểu rõ các dấu hiệu sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.