Hiện nay việc điều trị loét tá tràng có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên để điều trị mang lại hiệu quả cao nhất cần bắt nguồn từ các nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cũng cần chữa bệnh càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Cách điều trị loét tá tràng, nguyên nhân và triệu chứng
1. Loét tá tràng là gì?
Loét tá tràng là khi xuất hiện các tổn thương loét trên niêm mạc tá tràng. Những vết loét bào mòn tế bào và làm lộ phần dưới của ruột ra. Do dạ dày và tá tràng nằm liền nhau vì vậy thường xảy ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng cùng lúc.
Người bị viêm loét dạ dày có tỷ lệ 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% viêm loét ở tá tràng và chiếm tỷ lệ nhỏ vết loét đến từ vòm cong của dạ dày. Việc điều trị loét tá tràng có thể gặp khó khăn nếu bệnh không được phát hiện sớm.
Loét tá tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Nguyên nhân dẫn đến loét tá tràng
Loét tá tràng xuất hiện khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố: Bảo vệ ( HCO3, chất nhầy và niêm mạc dạ dày) và phá hủy niêm mạc ( HCI và Pepsin trong dịch vị dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn). Theo các thống kê, hiện nay có nhiều nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng này:
– Căng thẳng thần kinh kéo dài
– Sự tấn công của vi khuẩn Helicobacter pylori hay thường viết tắt là khuẩn HP
– Chế độ ăn uống không hợp lý
– Người bệnh sử dụng nhiều các loại thuốc giảm đau, kháng viêm
– Ảnh hưởng của đồ uống có cồn, chất kích thích
– Yếu tố di truyền
3. Triệu chứng loét tá tràng thường gặp
Các trường hợp bệnh khi mới khởi phát, giai đoạn nhẹ rất khó để nhận biết. Nhiều người thường lầm tưởng đây chỉ là đau bụng thông thường. Vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý tới sự thay đổi bất thường của cơ thể. Một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết bệnh như:
– Đau bụng vùng thượng vị. Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng viêm loét
– Chướng bụng, khó tiêu
– Nôn và buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn
– Ợ rát, ợ chua kèm ợ hơi
– Rối loạn tiêu hóa khiến bạn bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ
– Chán ăn do luôn có cảm giác đầy bụng. Dần dần gây ra tình trạng suy nhược cơ thể do không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là đau vùng thượng vị
4. Cách điều trị loét tá tràng
Với sự tiến bộ của y học, hiện nay loét tá tràng có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc và kết hợp với thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Điều này giúp thúc đẩy các tổn thương mau phục hồi.
4.1 Điều trị loét tá tràng bằng nội khoa
Phương pháp điều trị loét dạ dày điển hình nhất là điều trị bằng nội khoa với mục đích làm giảm yếu tố gây viêm loét. Đồng thời tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc và diệt trừ vi khuẩn HP ( nếu có). Các loại thuốc thường dùng:
– Thuốc ức chế và trung hòa acid dạ dày để làm giảm yếu tố gây loét
– Thuốc kháng sinh diệt trừ vi khuẩn HP được sử dụng trong trường hợp người bệnh dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori. Phác đồ điều trị có thể kết hợp của các loại thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất
– Thuốc giúp tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chúng sẽ kích thích sự tái sinh của tế bào niêm mạc dạ dày để ngăn ngừa tác động của acid.
4. 2 Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp để điều trị loét tá tràng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh loét tá tràng. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc người bệnh cần kết hợp với ăn uống khoa học.
Loét tá tràng nên ăn gì
Một số loại thực phẩm có lợi cho người bệnh như:
– Trứng và sữa có tác dụng làm đệm trung hòa acid trong dạ dày
– Thực phẩm chứa nhiều đạm dễ tiêu: Cá nạc, thịt lợn nạc, ức gà,…
– Rau củ tươi, đặc biệt là các loại rau thuộc họ nhà cải: Củ cải, bắp cải,…chứa nhiều vitamin giúp các tổn thương ở hệ tiêu hóa mau phục hồi
– Thức ăn chứa tinh bột dễ tiêu hóa, ít mùi vị: Cơm, bánh mì, cháo, khoai,…
– Nên sử dụng dầu thực vật chiết xuất từ các loại hạt: Hạt cải, hạt đậu nành, hạt hướng dương,…
– Bổ sung các loại sữa chua để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Loét tá tràng không nên ăn gì?
Người bị loét tá tràng nên hạn chế ăn một số thực phẩm không có lợi cho sức khỏe:
– Thực phẩm chế biến sẵn
– Hạn chế ăn đồ chiên rán, chua cay
– Tránh ăn các loại đồ cứng, dai như: Gân, sụn, rau nhiều chất xơ,…
– Không nên uống các loại nước có gas, trà, cafe, bia rượu,…
4.2 Thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học
Bệnh nhân nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn quá khuya,…Nên ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn hàng quán để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mọi người cũng không nên thức khuya, hạn chế căng thẳng kéo dài.
4.3 Chế độ tập luyện đúng cách
Việc thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Khi vận động cơ thể sẽ được thúc đẩy tiêu hóa năng lượng đều đặn, thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư đại tràng
Điều trị loét tá tràng bằng nội khoa là phương pháp phổ biến nhất
5. Các lưu ý khi điều trị bệnh tá tràng
– Người bệnh cần nghiêm túc uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để có kết quả điều trị tốt nhất. Đồng thời việc uống thuốc theo đúng liệu trình cũng hạn chế tình trạng kháng thuốc.
– Tuyệt đối không được tự ý thay đổi hoặc dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ cho phép
– Mỗi đợt điều trị sẽ kéo dài trong 1 – 2 tháng hoặc còn tùy vào tình trạng bệnh
– Sau mỗi đợt điều trị người bệnh cần đi tái khám để đánh giá mức độ phục hồi của niêm mạc để quyết định tiếp tục điều trị hoặc thay đổi phương pháp
– Loét tá tràng chỉ phẫu thuật khi có biến chứng hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả
– Nên ăn những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, giữ thói quen sinh hoạt điều độ
Khi kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ mang lại cơ hội chữa trị thành công cao hơn. Bên cạnh đó còn hạn chế các biến chứng và nguy cơ bệnh tái phát.
>>>>>Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?giảm bớt cảm giác khó chịu
Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ
Mong rằng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của bạn về điều trị loét tá tràng. Mỗi phương pháp điều trị sẽ có những ưu, nhược điểm riêng vì vậy bạn cần sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn cách chữa bệnh phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.