Khi sỏi thận rơi xuống niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) thì được gọi là sỏi niệu quản, sỏi niệu quản chiếm 28% trong các loại sỏi đường niệu. Khi sỏi thận xuống niệu quản có những dấu hiệu và biến chứng gì nguy hiểm? bài viết dưới đây xin được giải đáp như sau.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu và biến chứng khi sỏi thận xuống niệu quản
Sỏi thận xuống niệu quản như thế nào?
Sỏi thận là khi nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra sự lắng đọng, kết tủa khoáng chất tạo nên sỏi thận. Ngoài ra các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa khác như gout, bệnh lý tuyến cận giáp… cũng có thể gây nên sỏi thận.
Những viên sỏi nhỏ có thể đi qua niệu quản xuống bàng quang và đi tiểu ra ngoài mà không gây triệu chứng nào. Tuy nhiên, những viên sỏi có kích thước lớn hơn và nhiều góc cạnh có thể kẹt lại niệu quản và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Sỏi thận rơi xuống niệu quản gọi là sỏi niệu quản.
Ngoài ra, khi hẹp niệu quản hoặc những bất thường tạo sự ứ đọng nước tiểu trong niệu quản có thể gây tích tụ tạo nên sỏi niệu quản.
Những viên sỏi có kích thước lớn và nhiều góc cạnh có thể kẹt lại niệu quản và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh (ảnh minh họa)
Dấu hiệu bị sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản có thể không gây ra triệu chứng gì, nhưng cũng có thể có những cơn “đau quặn thận”, cụ thể:
Trường hợp không có biểu hiện
Khoảng 50% số người có sỏi nhưng không hề đau, việc phát hiện sỏi chỉ tình cờ khi bệnh nhân đi siêu âm hoặc khám sức khỏe, đây là loại sỏi nguy hiểm vì sỏi chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn, đã biến chứng hoặc mất chức năng thận.
Có triệu chứng nhưng không rõ ràng
Bệnh nhân có những cơn đau lưng nhẹ, thoáng qua dù không dùng thuốc. Nếu sỏi ở gần bàng quang, bệnh nhân có thể có biểu hiện mót tiểu, tiện nhiều lần nhưng chỉ đi được với số lượng ít hoặc không tiểu được, đái buốt hoặc đau tức nhẹ ở vùng bộ phận sinh dục…
Những triệu chứng điển hình
Cơn đau đột ngột, dữ dội, bắt đầu từ vùng thắt lưng sau đó lan ra phía trước theo đường dưới sườn tại rốn và xuống tận cơ quan sinh dục. Bệnh nhân phải gập đôi người cho đỡ đau, vã mồ hôi, mặt tái đi, có thể kèm theo nôn, buồn nôn hoặc tiểu ra máu… Các loại thuốc giảm đau thường không có tác dụng, cơn đau tăng lên dữ dội nếu uống nước.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu 2 bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất
Sỏi niệu quản co thể gây ra cơn đau đột ngột, dữ dội, bắt đầu từ vùng thắt lưng sau đó lan ra phía trước theo đường dưới sườn tại rốn và xuống tận cơ quan sinh dục (ảnh minh họa)
Những biến chứng có thể xảy ra
Nếu sỏi niệu quản không được xử lý sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau
– Giãn thận niệu quản, ứ nước thận niệu quản do sỏi thận rơi xuống gây tắc niệu quản.
– Tắc niệu quản gây giãn nhu mô thận, mất nhu mô thận, khi đó thận chỉ còn là một túi mỏng chứa nước tiểu
– Nhiễm trùng tiết niệu, ứ mủ thận, nhiễm trùng máu…
– Giảm chức năng, mất chức năng thận và suy thận.
Điều trị sỏi thận rơi xuống niệu quản như thế nào
Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp với từng đối tượng như sau:
Tán sỏi ngoài cơ thể với trường hợp sỏi niệu quản 1/3 trên và nhỏ hơn 1,5cm.
Tán sỏi ngoài da khi sỏi tiết niệu lớn hơn 1,5cm và sỏi 1/3 trên.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser đối với sỏi niệu quản vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới, có kích thước từ 0,6cm.
…
>>>>>Xem thêm: Ngăn ngừa sỏi thận tái phát chỉ với 3 quy tắc
Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser để điều trị sỏi thận xuống niệu quản tại Thu Cúc
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sỏi thận xuống niệu quản. Nếu còn những thắc mắc về sỏi thận xuống niệu quản bạn có thể đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc hoặc liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.