Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa bất cứ ai đều mắc phải trong một giai đoạn bất kỳ của cuộc đời. Bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh mà có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Khám đau dạ dày tại các cơ sở y tế chất lượng sẽ giúp bệnh nhân tránh được những diễn biến xấu, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Khám đau dạ dày là khám những gì? Khám ở đâu tốt?
1. Hiểu về bệnh lý đau dạ dày
Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hoá, nối giữa thực quản và ruột non. Tại đây đảm nhận nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn thông qua tiết dịch vị, nghiền nát cơ học và phân huỷ chúng. Sau quá trình này, thức ăn tiếp tục được chuyển xuống và tiêu hoá ở ruột non.
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, bị viêm niêm mạc thậm chí loét sâu. Điều này cản trở hoạt động tiêu hoá của dạ dày và gây ra các biểu hiện khó chịu, đau đớn cho người bệnh.
Tổn thương do viêm loét gây ra các cơn đau dạ dày
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày có thể kể đến như:
– Nhiễm khuẩn Hp: Được cho là nguyên nhân phổ biến, chiếm khoảng 80% các trường hợp đau dạ dày.
– Nghiện thuốc lá, rượu bia: Sử dụng quá nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia trong thời gian dài không chỉ gây đau bao tử mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.
– Ăn uống thiếu khoa học: Ăn uống không đúng giờ, để bụng quá đói hay ăn quá no, sử dụng đồ ăn không đảm bảo trong thời gian dài đều làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày.
– Stress kéo dài: Khi căng thẳng, dịch vị dạ dày sẽ tăng tiết acid HCl gây tổn thương niêm mạc. Các cơn đau do viêm cũng xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.
Thăm khám đau dạ dày và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý là điều cần thiết để bệnh nhân sớm điều trị dứt điểm bệnh.
2. Khi nào cần khám dạ dày?
Ngay khi nghi ngờ các triệu chứng hoặc có tiền sử bệnh dưới đây, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán chính xác:
– Có các cơn đau âm ỉ, đau tức thậm chí đau rát vùng thượng vị
– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
– Có cảm giác buồn nôn, nôn
– Chướng bụng, khó tiêu
– Nôn hoặc đi ngoài ra máu
– Chán ăn, sụt cân đột ngột
– Bệnh nhân có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP hoặc trong gia đình từng có người đã từng bị ung thư đường tiêu hóa
– Nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia trong thời gian dài hoặc đang bị béo phì, thừa cân.
Mặt khác, khám đau dạ dày định kỳ có thể giúp bạn phát hiện ra các bệnh lý tiêu hóa khi chưa có các triệu chứng rõ rệt. Điều này giúp người bệnh có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
3. Khám đau dạ dày như thế nào?
3.1 Quy trình khám đau dạ dày
Bệnh nhân đi khám dạ dày định kỳ hay thăm khám do phát hiện dấu hiệu bênh đều được trải nghiệm quy trình khám với các bước cơ bản bao gồm:
– Bước 1: Xếp số – làm thủ tục đăng ký khám bệnh.
– Bước 2: Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa: Hỏi bệnh sử, các loại thuốc đang sử dụng, các triệu chứng bất thường liên quan đến đường tiêu hóa đang xảy ra, thói quen ăn uống, sinh hoạt,… của người bệnh.
– Bước 3: Thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để có được kết luận chính xác. Dựa trên tình trang, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khám cận lâm sàng phù hợp.
– Bước 4: Bác sĩ đọc kết quả khám cận lâm sàng, tư vấn, giải thích để người bệnh hiểu rõ.
Tìm hiểu thêm: Cách nằm giảm đau bao tử mà ai cũng cần biết
Tại Thu Cúc TCI, quá trình làm hồ sơ khám được thực hiện nhanh chóng
3.2 Khám đau dạ dày là khám những gì?
Khám đau dạ dày là khám toàn bộ các phần thuộc dạ dày bằng các phương pháp sau:
Khám lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán ban đầu về tình trạng bệnh lý.
Nội soi dạ dày: Đây là bước quan trọng nhất, cung cấp hình ảnh rõ nét giúp đánh giá chính xác tình trạng dạ dày.
Xét nghiệm qua hơi thở: Dựa vào độ chênh nồng độ CO2 trong hơi thở giữa hai lần test (không uống thuốc – có uống thuốc), có thể đưa ra chẩn đoán một người có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không.
Chụp X quang: Giúp phát hiện các biểu hiện bất thường của dạ dày như: Xoắn dạ dày, khối u dạ dày, hành tá tràng biến dạng…
Xét nghiệm phân: Giống như test hơi thở, xét nghiệm phân thường để phát hiện các bệnh lý như nhiễm khuẩn Hp gây viêm đau, loét dạ dày.
Xét nghiệm máu tìm kháng thể: Trong máu tồn tại kháng thể của vi khuẩn Hp chứng tỏ người bệnh có thể từng nhiễm hoặc đang có vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Siêu âm dạ dày: Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện ra các bất thường, dị vật trong dạ dày. Đây có thể là nguyên nhân ngay đau.
Chụp CT dạ dày: Phương pháp được chỉ định trong trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân, đau do chấn thương và không do chấn thương.
Chụp MRI dạ dày: Là lựa chọn tốt hơn khi cần kiểm tra hình ảnh mô mềm, giúp phát hiện, đánh giá chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm loét dạ dày
Nội soi gây mê siêu êm ái tại TCI
4. Những lưu ý khi khám dạ dày mà bạn cần biết
Khi có quyết định thăm khám đau dạ dày cùng bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên để ý những điều sau đây để quá trình khám diễn ra thuận lợi và kết quả thu được chính xác nhất.
– Nói với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng, tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh lý đang đồng thời mắc phải.
– Với nội soi dạ dày: trước khi thực hiện cần nhịn uống tối thiểu 2 giờ, nhịn ăn ít nhất 6 tiếng. Không uống các loại nước có màu, không dùng thuốc băng niêm mạc dạ dày… trước nội soi.
Sau khi nội soi, người bệnh nên nghỉ ngơi trong vòng 30 phút. Sau khoảng 2h, bạn có thể ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa
– Thông báo cho bác sĩ khám hoặc quay lại ngay cơ sở y tế nếu có triệu chứng sốt, đau tức ngực, khó thở, khó nuốt, đau bụng, nôn, đi ngoài phân đen hoặc phân sậm màu.
– Khi có những thắc mắc liên quan đến đau dạ dày, hãy chuẩn bị các câu hỏi để xin tư vấn từ bác sĩ khi thăm khám và khi có kết quả kiểm tra.
5. Thu Cúc TCI – địa chỉ khám dạ dày tốt, uy tín
Chặn đứng bệnh lý tiêu hoá đau dạ dày với các chuyên gia tiêu hoá đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Với công nghệ tiên tiến, phác đồ hữu hiệu, chất lượng chăm sóc điểm 10, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và tin tưởng gửi gắm sức khỏe tiêu hóa lâu dài tại đây. 99% người bệnh khám – điều trị bệnh tiêu hóa tại đây cho kết quả hài lòng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.