Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm dạ dày được rất nhiều người quan tâm.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm dạ dày

1. Bệnh viêm dạ dày là tình trạng gì?

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện những tổn thương sưng và viêm. Bệnh tiến triển qua hai giai đoạn viêm cấp tính và viêm mãn tính, có thể kèm sung huyết. Nếu không được điều trị các tổn thương viêm sẽ tiến triển thành vết loét, ăn sâu vào thành dạ dày.

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

2. Các nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm dạ dày

2.1. Nhiễm vi khuẩn HP – Nguyên nhân chính dẫn đến viêm dạ dày

Mặc dù hầu hết mọi người đều nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày nhưng chỉ một vài người phát triển thành bệnh viêm dạ dày hoặc các rối loạn đường tiêu hóa khác. Bình thường với một lượng vi khuẩn HP nhỏ trong dạ dày sẽ không gây hại, nhưng vì một lý do nào đó chẳng hạn như sức đề kháng suy giảm, béo phì, các bệnh mãn tính, do lối sống và ăn uống thiếu khoa học hoặc do căng thẳng khiến vi khuẩn HP phát triển, tiết ra chất độc gây viêm dạ dày.

2.2. Lạm dụng thuốc giảm đau

Những thuốc giảm đau sử dụng kéo dài có thể gây viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính. Do thuốc có tác dụng phụ làm giảm các lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó khiến acid dễ dàng tấn công gây ra viêm loét.

2.3. Các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh viêm dạ dày

– Ảnh hưởng của tuổi tác: Nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn ở người cao tuổi do lớp niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần theo thời gian. Ngoài ra, người cao tuổi còn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP hoặc bị rối loạn tự miễn cũng cao hơn.

– Do ảnh hưởng của rượu bia: Các thức uống có cồn làm kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi dịch acid.

– Căng thẳng nghiêm trọng về thể chất như sau phẫu thuật, bị chấn thương, bỏng hay các căng thẳng kéo dài về tinh thần có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp.

– Viêm dạ dày do nguyên nhân tự miễn: Cơ thể tự tạo ra kháng thể tấn công chính các tế bào niêm mạc dạ dày khỏe mạnh. Một số rối loạn tự miễn khác như bệnh Hashimoto và đái tháo đường tuýp 1 cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm dạ dày.

– Ngoài ra, bệnh viêm dạ dày có thể liên quan đến một bệnh lý như HIV/AIDS, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng…

Tìm hiểu thêm: Điều trị hiệu quả bệnh dạ dày trào ngược thực quản

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm dạ dày

Vi khuẩn HP phát triển quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý viêm loét dạ dày

3. Nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày

Thông thường, các triệu chứng do viêm dạ dày gây ra ở giai đoạn khởi phát không quá dữ dội nên nhiều người mang tâm lý chủ quan. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh rất quan trọng, giúp ích cho quá trình điều trị thuận lợi hơn. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua những triệu chứng cảnh báo viêm loét dạ dạ dày dưới đây:

– Người bệnh xuất hiện các cơn đau bụng vùng thượng vị: Đau bụng thượng vị có tính chất và mức độ nặng nhẹ tùy theo tình trạng bệnh. Cơn đau thường khởi phát sau bữa ăn hoặc khi bụng đói…

– Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa: Người bị viêm dạ dày gặp phải các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón, kèm theo ợ chua, ợ hơi, khó tiêu.

– Người bệnh đối mặt với triệu chứng nôn và buồn nôn do sự tăng tiết dịch acid và tăng co bóp dạ dày.

– Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, giảm cân, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi…

4. Cách điều trị hiệu quả bệnh viêm dạ dày

Phác đồ điều trị viêm dạ dày sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh.

4.1. Điều trị bệnh viêm dạ dày bằng thuốc tây y

Một số thuốc hay được bác sĩ kê đơn dùng trong điều trị viêm dạ dày bao gồm:

– Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP: Khi phát hiện bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây lên, bác sĩ thường chỉ định dùng phối hợp các loại kháng sinh như clarithromycin với amoxicillin. Cần lưu ý là bạn phải tuân thủ sử dụng kháng sinh đầy đủ liều được kê đơn, thời gian sử dụng để tránh tình trạng vi khuẩn HP nhờn thuốc.

– Thuốc ức chế bơm proton giúp giảm tiết axit:  Các thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào sản xuất axit dạ dày.

– Nhóm thuốc chẹn histamin H2: Các thuốc này làm giảm lượng acid giúp giảm bớt triệu chứng đau do viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.

– Nhóm thuốc kháng acid, trung hòa acid dạ dày: Các loại thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng như tiêu chảy hoặc táo bón.

Với tất cả các loại thuốc tây y được kê đơn, bạn phải tuân thủ hướng dẫn điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá quá trình hồi phục. Đặc biệt không được tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc dùng lại đơn thuốc cũ.

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm dạ dày

>>>>>Xem thêm: Viêm ruột thừa có mấy giai đoạn?

Tuân thủ điều trị (uống thuốc đủ liều, đúng giờ) là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh lý viêm dạ dày

4.2. Điều trị viêm bệnh dạ dày bằng việc thay đổi lối sống và sinh hoạt

Bạn có thể phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày nhờ các thay đổi sau đây:

– Tăng cường các thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa như hoa quả, rau xanh, thịt nạc.

– Chế biến món ăn dễ tiêu, giúp dạ dày giảm gánh nặng.

– Bỏ thói quen nhịn ăn sáng, ăn quá no, ăn quá khuya; bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

– Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc hoa quả có vị chua như cam, chanh, bưởi, dứa…

– Từ bỏ thói quen không tốt như uống rượu, bia, cà phê hay nước ngọt vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

– Sử dụng các bài thuốc dân gian tốt cho dạ dày từ nghệ và mật ong.

Trên đây là những thông tin khá đầy đủ và hữu ích về bệnh lý viêm dạ dày. Qua đó, giúp bạn biết được cách điều trị bệnh viêm dạ dày hiệu quả và cách chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa của mình một cách tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *