Sỏi tiết niệu có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80-90%), ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn còn có sỏi axit uric, sỏi struvite, sỏi cystin. Biện pháp điều trị và phòng ngừa cho từng loại sỏi tiết niệu là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Biện pháp điều trị và phòng ngừa cho từng loại sỏi tiết niệu
Đối với sỏi canxi
Biện pháp điều trị và phòng ngừa đối vơi từng loại sỏi tiết niệu
Đối với sỏi canxi người bệnh cần chú ý những điều sau:
Đối với sỏi oxalat canxi, phụ thuộc canxi
Với loại sỏi này cần uống nhiều nước, thức ăn cân đối, kiểm soát lượng muối, kiểm soát lượng đạm, không để tiêu thụ quá 900mg canxi/ngày và phải chia nhỏ theo các bữa ăn trong ngày, cung cấp đầy đủ vitamin D.
Đối với sỏi oxalat canxi, phụ thuộc oxalat
Loại sỏi này thường gặp ở những người đột nhiên bỏ không uống sữa nữa, dùng nước uống có ít canxi, hoặc ở những người có bệnh tiêu hóa mạn tính. Canxi của thức ăn và các sản phẩm oxalat là thành phần của loại sỏi này. Cung cấp các thức ăn chứa hàm lượng canxi với lượng vừa đủ giúp làm giảm sự hấp thụ của ruột, nhờ đó nên canxi làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu.
Nếu sỏi tiết niệu thuộc loại này thì người bệnh cần dùng sữa trở lại nhưng với dung lượng vừa đủ, tiêu thụ vừa phải và theo nhu cầu lượng đạm, tinh bột và mỡ. Kiểm soát tốt lượng muối, đạm cung cấp vào cơ thể, không tiêu thụ quá 900mg canxi/ngày.
Đối với sỏi acid uric
Sỏi acid uric là loại sỏi ít gặp nhưng người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
Nguyên nhân hình thành sỏi acid uric
– Kháng insulin: Hiện tượng này trong hội chứng chuyển hóa, trong bệnh béo bụng, ở người cao tuổi và người lười hoạt động. Lượng insulin tăng cao sẽ ức chế việc đào thải acid uric của thận.
– Do cholesterol tỷ trọng thấp: Cholesterol tỷ trọng thấp gây ức chế đào thải acid uric của thận.
– Sự liên quan giữa thức ăn và nguyên nhân gây sỏi acid uric: Đường fructos gây giảm dị hóa purin, thịt và rượu gây tăng acid uric.
– Do tình trạng acid nước tiểu: Độ acid cao của nước tiểu là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo thành sỏi acid uric cũng như việc tạo sỏi tái phát ở người béo phì và đái tháo đường loại 2…
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi acid uric
– Đồ uống: sử dụng các đồ uống có khả năng kiểm hóa nước tiểu như nước chứa nhiều bicarbonat, uống chia đều trong ngày.
– Hạn chế các loại thức ăn gây acid: thịt, cá trứng, bánh mì…
– Tăng sử dụng các loại thực phẩm gây kiềm hóa: rau xanh, khoai tây, các loại quả..
– Tập thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày để duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp…
Đối với sỏi cystin
Để phòng tránh sỏi tái phát, cần uống nhiều nước hàng ngày để pha loãng nước tiểu; kiểm soát quá trình sản xuất cystin bằng hạn chế lượng thịt và chia đều theo các bữa ăn. Trong trường hợp nặng, cần ăn theo đơn của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Lời khuyên chữa sỏi dứt điểm từ chuyên gia
Cần điều trị và phòng ngừa cho từng loại sỏi thận kịp thời
Phương pháp điều trị sỏi tiết niệu
Dù là sỏi tiết niệu loại nào thì việc phát hiện và điều trị sỏi kịp thời là điều rất cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như thận ứ nước, suy thận… Tùy vị trí, kích thước sỏi mà các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị sỏi phù hợp:
– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ: Với sỏi thận nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và nhỏ hơn 1,5cm.
– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser: Phương pháp tán sỏi với sỏi thận lớn hơn 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và lớn hơn 1,5cm.
– Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser: Đối với sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước.
– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: Áp dụng đối với sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 dưới và sỏi bàng quang lớn hơn 1cm và nhỏ hơn 1cm nhưng không thể ra ngoài theo đường tiểu.
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị sỏi niệu quản hiệu quả nhất hiện nay
Tham vấn ý kiến bác sĩ về các biện pháp điều trị và phòng ngừa sỏi tiết niệu
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.