Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: nhận biết và cách phòng ngừa

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng, không phân biệt tuổi tác. Do đó, việc nắm rõ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn có giải pháp phòng ngừa và cải thiện căn bệnh này một cách hiệu quả.

Bạn đang đọc: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: nhận biết và cách phòng ngừa

1. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch acid trong dạ dày thường xuyên trào ngược vào thực quản (ống thông giữa miệng và dạ dày). Dung dịch acid này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của người bệnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ai cũng có thể là đối tượng mắc của căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản này, từ trẻ em đến người trưởng thành, người già.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: nhận biết và cách phòng ngừa

Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh tiêu hóa rất phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

2. Những triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản

– Triệu chứng phổ biến nhất khi bị bệnh trào ngược là ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Ợ hơi là phản ứng làm giảm lượng khí được sinh ra tại dạ dày. Ợ chua được hình thành do acid dạ dày trào lên thực quản. Ợ nóng là cảm giác đau rát ở vùng ngực. Cả 3 triệu chứng này xảy ra đồng thời khi bệnh nhân ăn no, nằm hoặc cúi người.

– Người bệnh bị đau tức ngực và vùng thượng vị.

– Người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn: Do sự tăng co bóp và tăng tiết acid tại dạ dày khiến cho dịch acid dư thừa trào ngược gây lên cảm giác buồn nôn.

– Ngoài ra, người bệnh đối mặt với hàng loạt các triệu chứng kèm theo như: hơi thở có mùi hôi, khó thở hoặc thở khò khè, miệng đắng, chán ăn, ho kéo dài, đau bụng, khó tiêu, khó ngủ, mệt mỏi và suy nhược.

3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra bởi những nguyên nhân nào?

3.1. Bệnh trào ngược do sự bất thường ở thực quản

Trong quá trình tiêu hóa, khi thức ăn từ miệng qua thực quản xuống dạ dày, các cơ thắt dưới thực quản sẽ mở ra để thức ăn trôi xuống sau đó đóng lại ngăn các loại dịch ở dưới dạ dày trào lên. Nếu cơ thắt dưới thực quản gặp vấn đề (lực trương của cơ bị giảm) sẽ khiến chức năng đóng mở của cơ bị ảnh hưởng, dẫn đến acid dạ dày trào ngược lên trên.

3.2. Bệnh trào ngược do sự bất thường tại cơ hoành

Theo cấu tạo, hệ thống cơ hoành ngăn cách phần ổ bụng và phần ngực. Khi cơ hoành bị thoát vị sẽ tạo điều kiện cho acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

3.3. Bệnh trào ngược do các nguyên nhân khác gây ra

– Các bệnh tại dạ dày như: ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hay hẹp môn vị… làm dư thừa acid và tăng co bóp dạ dày khiến acid trào ngược lên thực quản.

– Tình trạng ho lâu ngày, lực tác động đến ổ bụng lớn tạo điều kiện trào ngược acid lên thực quản

– Ở những người bị thừa cân và béo phì sẽ dễ bị mắc bệnh trào ngược hơn. Do cân nặng tạo áp lực lớn lên vùng bụng, cơ thắt thực quản.

– Những người có thói quen ăn uống không tốt như sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn quá no, ăn đồ chua khi đói…

– Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản còn gia tăng ở những người bị căng thẳng về công việc và cuộc sống trong thời gian dài.

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bệnh nhân mổ viêm ruột thừa

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: nhận biết và cách phòng ngừa

Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm, trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

4. Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Dạ dày tiết ra một loại acid rất mạnh là acid hydrocloric (HCl) có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây tổn thương đến thực quản, hầu họng. Nếu tình trạng trào ngược xảy ra thường xuyên sẽ gây ra nhiều biến chứng.

– Biến chứng trào ngược gây viêm loét thực quản: acid dạ dày ăn mòn lớp niêm mạc thực quản tạo ra các tổn thương viêm loét. Tình trạng nặng, vết loét thực quản chảy máu gây đau đớn, khó khăn cho việc nuốt thức ăn.

– Gây hẹp thực quản: những tổn thương viêm loét hình thành các mô sẹo khiến thu hẹp lòng thực quản. Biến chứng này làm tắc nghẽn sự lưu thông của thức ăn từ khoang miệng đến dạ dày với các biểu hiện khó nuốt, đau ngực, đau khi nuốt.

– Trào ngược dạ dày thực quản gây ra các bệnh về đường hô hấp: Tròng khi trào ngược, acid dạ dày có thể xâm nhập vào đường thở gây ra viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, hen suyễn…

– Biến chứng trào ngược gây ra bệnh Barrett thực quản: đây là một biến chứng thường gặp ở những người mắc bệnh trào ngược trong thời gian dài, gây kích thích niêm mạc thực quản, ảnh hưởng đến các tế bào lót phần dưới của thực quản. Sự tác động này có thể dẫn tới ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: nhận biết và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày ăn gạo lứt có tốt không?

Thăm khám sớm, điều trị triệt để giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

5. Biện pháp phòng ngừa và cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản

– Nên bổ sung các thực phẩm có tính trung hòa acid như ngũ cốc nguyên hạt, bột ngũ cốc, yến mạch, bánh mì…

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong hoa quả tươi, rau xanh; bổ sung chất đạm dễ tiêu có trong thịt lợn nạc, thịt ức gà…

– Nên ăn sữa chua hàng ngày (tránh ăn khi đói bụng).

– Duy trì thói quen vận động hợp lý mỗi ngày, tăng cường các hoạt động ngoài trời… nhằm nâng cao sức đề kháng.

– Kiểm tra đường tiêu hóa định kỳ hoặc bất cứ khi nào có những biểu hiện bất thường.

– Tuyệt đối từ bỏ các thói quen xấu như ăn quá no, ăn khuya, bỏ bữa sáng, nằm hoặc vận động ngay sau khi ăn xong, uống rượu bia và hút thuốc lá…

– Không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn hoặc quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên đi chiên lại…

– Không nên ăn hoa quả có vị chua khi bụng đói, không nên ăn gia vị cay nóng như gừng, ớt, tiêu…

– Luôn giữ cân nặng phù hợp với chiều cao cơ thể và tránh xa những căng thẳng, lo âu…

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều phiền toái và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có triệu chứng của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và  phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *