Viêm dạ dày cấp là bệnh lý về dạ dày phổ biến nhất, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu về căn bệnh này được rất nhiều người quan tâm, bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất.
Bạn đang đọc: Viêm dạ dày cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
1. Tìm hiểu chung về bệnh lý viêm dạ dày cấp
1.1. Viêm dạ dày cấp là tình trạng gì?
Đây là tình trạng khi lớp niêm mạc dạ dày bị sưng và viêm đột ngột dẫn đến cảm giác đau nghiêm trọng tại thượng vị. Cơn đau dạ dày cấp thường dữ dội nhưng chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn.
Hiện nay, dù tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính đã giảm, nhưng tỷ lệ viêm dạ dày cấp vẫn còn khá cao, xảy ra ở nhiều lứa tuổi và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý khá phổ biếm, gây nhiều ảnh hướng đến sức khỏe của người bệnh
1.2. Triệu chứng giúp nhận biết viêm dạ dày cấp
Nhiều trường hợp người bị viêm dạ dày cấp sẽ không có biểu hiện đáng chú ý nào. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân sẽ có những triệu chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng như:
– Người bệnh gặp các triệu chứng về tiêu hóa: chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn, có thể xuất hiện tiêu chảy hoặc táo bón…
– Triệu chứng khác đau thượng vị rất rõ rệt, cơn đau thường khởi phát đột ngột, diễn ra dữ dội.
– Ở một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị nôn ra chất dịch có màu nâu như bã cà phê (dấu hiệu của chảy máu dạ dày).
– Ngoài ra, triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp có thể liên quan đến các bệnh lý khác như loét dạ dày, bệnh Crohn, ngộ độc thực phẩm… Nếu tình trạng đau bụng, đau thượng vị nghiêm trọng kèm theo nôn và tiêu chảy, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.
1.3. Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp là gì?
Bệnh xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, acid tiêu hóa tác động gây sưng viêm. Các tác nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như sau:
– Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh. Tại Việt Nam, có đến 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP, nhưng không phải tất cả đều bị đau dạ dày. Ở những người có sức đề kháng kém hay uống nhiều rượu bia, ăn uống không hợp lý… sẽ khiến cho vi khuẩn HP phát triển gây hại dạ dày.
– Ăn uống thiếu khoa học và uống rượu bia gây viêm dạ dày. Thói quen ăn uống thiếu khoa học như không đúng giờ, ăn khuya, ăn nhiều đồ chua khi đói, ăn thực phẩm cay nóng, uống nhiều bia rượu và nước uống có ga… cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
– Sử dụng thuốc tây trong thời gian kéo dài gây tác dụng phụ hại gan và dạ dày. Đặc biệt các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm rất dễ khiến dạ dày bị viêm loét vì chúng gây bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
– Ngoài ra, bạn còn khởi phát đợt viêm dạ dày cấp do thường xuyên bị căng thẳng, do nguyên nhân tự miễn…
Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ bằng phương pháp Longo – thông tin cần biết
Nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tại dạ dày là do sự tấn công của vi khuẩn HP
1.4. Viêm dạ dày cấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Các triệu chứng khó chịu của bệnh không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị dứt điểm, một số bệnh lý có thể xảy ra nếu như viêm dạ dày cấp để lâu không chữa như: hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày…
2. Các kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh lý viêm dạ dày cấp tính
– Nội soi dạ dày – tá tràng là phương pháp hiệu quả nhất giúp chẩn đoán các bệnh lý tại đây. Các bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm, nhỏ, linh hoạt có camera và nguồn sáng ở đầu ống đưa vào bên trong dạ dày tá tràng người bệnh nhân theo đường miệng hoặc đường mũi. Nội soi dạ dày tá tràng giúp phát hiện chính xác những tổn thương viêm loét. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bác sĩ thực hiện lấy mẫu tổn thương để sinh thiết xác định tổn thương là viêm loét hay ung thư, cầm máu tổn thương, cắt polyp và lấy dị vật…
– Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện: Kiểm tra nồng độ HP bằng xét nghiệm máu hoặc hơi thở, xét nghiệm phân để kiểm tra tình trạng máu trong phân, chụp X-quang để xác định tình trạng các vấn đề cấu trúc trong hệ tiêu hóa.
3. Điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính như thế nào?
– Thông thường, các loại thuốc được sử dụng điều trị bệnh lý viêm dạ dày gồm có:
+ Thuốc kháng axit có thể được sử dụng để giúp trung hòa axit dạ dày.
+ Thuốc kháng H2 giúp làm giảm sản xuất axit dạ dày.
+ Thuốc ức chế bơm proton để ngăn sự sản xuất axit dạ dày.
+ Các loại thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn H. pylori gây viêm dạ dày.
Khi được kê đơn thuốc điều trị viêm dạ dày, người bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉnh các hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc, thay đổi liều lượng hay bỏ thuốc hoặc giảm thời gian uống.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh vùng hậu môn thường gặp mà bạn nên biết
Điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi lối sống, thói quen ăn uống giúp kiểm soát và ngăn ngùa bệnh viêm dạ dày
– Bệnh đau dạ dày có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống không tốt. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát cần có chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý:
+ Bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, sạch.
+ Các món ăn nên được chế biến mềm, lỏng để giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
+ Ngoài ra, có thể bổ sung các sản phẩm có lợi cho dạ dày và đường ruột như sữa chua, mật ong, nghệ…
+ Vận động cơ thể mỗi ngày, có thể tập các môn nhẹ nhàng như yoga, bơi lội hoặc chạy bộ…
+ Tốt nhất nên bỏ hẳn bia rượu và hạn chế tối đa ăn các thực phẩm không tốt cho dạ dày như đồ cay nóng hay đồ chua, hoa quả chua…
4. Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp thông tin khá đầy đủ về bệnh lý viêm dạ dày cấp bao gồm nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp chẩn đoán, cách điều trị hiệu quả căn bệnh này. Khi bị đau thượng vị, nghi ngờ có những bất thường bạn đi kiểm tra sớm để điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.