Trào ngược dạ dày về đêm: mức độ nguy hiểm và cách chữa trị

Trào ngược dạ dày về đêm là cơn ác mộng của rất nhiều người bệnh gặp phải. Đây không chỉ là bệnh lý gây nhiều phiền toái mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày về đêm: mức độ nguy hiểm và cách chữa trị

1. Trào ngược dạ dày về đêm là tình trạng gì?

– Trào ngược dạ dày về đêm là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi người bệnh đi ngủ vào buổi tối.

– Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch acid, dịch mật và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

– Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trào ngược dạ dày về đêm: mức độ nguy hiểm và cách chữa trị

Trào ngược dạ dày vào ban đêm là căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người

2. Nguyên nhân nào gây ra trào ngược dạ dày vào ban đêm

2.1. Trào ngược dạ dày về đêm do dư thừa axit trong dịch vị dạ dày

Tình trạng dư thừa acid có thể do các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày…  dẫn đến tăng tiết dịch acid. Ngay cả khi ngủ, dạ dày vẫn hoạt động và co bóp sinh ra nhiều acid sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược.

2.2. Trào ngược dạ dày vào ban đêm do tư thế nằm ngủ

Tư thế nằm ngủ cũng có thể làm khởi phát hiện tượng trào ngược. Lý do là bởi khi bạn nằm ngủ thì dạ dày nằm ngang bằng với thực quản. Điều này tạo điều kiện cho acid dư thừa và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

2.3. Căng thẳng, trầm cảm kéo dài – thủ phạm gây trào ngược dạ dày về đêm

Không chỉ là lý do gây viêm loét dạ dày, căng thẳng kéo dài và những cảm xúc tiêu cực như  bực bội, tức giận, dồn nén thường lên cao trào vào lúc trước khi đi ngủ… cũng làm kích thích dạ dày tăng tiết acid bất thường gây ra tình trạng trào ngược về đêm.

3. Người bị trào ngược dạ dày về đêm thường gặp triệu chứng gì?

Tình trạng trào ngược dạ dày về đêm thường kèm theo các triệu chứng sau dẫn đến hiện tượng mất ngủ:

– Người bệnh luôn khó chịu vì bị khó thở, thở khò khè.

– Cảm giác đau tức vùng ngực xảy ra.

– Người bệnh bị ho, ho ít hay nhiều sẽ tùy vào mức độ và thời gian trào ngược.

– Người bệnh bị nôn mửa và luôn có cảm giác buồn nôn.

– Luôn có cảm giác nóng rát vùng cổ họng, dẫn đến muốn uống nước.

Tất cả các triệu chứng khó chịu này khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

4. Trào ngược dạ dày về đêm nguy hiểm như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Điểm mặt những nguyên nhân ợ nóng cổ: Hiểu rõ để khắc phục sớm

Trào ngược dạ dày về đêm: mức độ nguy hiểm và cách chữa trị

Trào ngược dạ dày vào ban đêm làm tăng 30% nguy cơ ung thư thực quản so với trào ngược dạ dày vào ban ngày

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm nguy hiểm hơn rất nhiều so với trào ngược dạ dày vào ban ngày bởi nó khó kiểm soát hơn rất nhiều:

– Trào ngược dạ dày vào ban đêm gây khó thở, ho dai dẳng: Khi acid trong dạ dày quá tải, dẫn đến trào ngược làm co thắt dây thanh quản, cổ họng bị kích thích làm phát sinh những cơn ho.

– Trào ngược vào bạn đêm gây ngưng thở: Hiện tượng co thắt dây thanh quản nghiêm trọng khiến đường thở bị tắc nghẽn. Khi đó khí oxy không kịp vào phổi gây khó thở thậm chí là những cơn ngưng thở cho người bệnh đang ngủ.

– Người bệnh bị mất ngủ dẫn đến mệt mỏi và suy nhược

– Trào ngược dạ dày về đêm có thể gây ra hẹp thực quản, viêm loét dạ dày.

– Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người mắc chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm tăng 30% nguy cơ bị ung thư thực quản so với người bị trào ngược dạ dày vào ban ngày.

5. Cách điều trị trào ngược dạ dày vào ban đêm

5.1. Điều trị bằng thuốc tây

– Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc kháng acid giúp điều hòa nhanh lượng acid dư thừa cũng như ngăn dạ dày tăng tiết acid.

– Các thuốc ức chế H2 để ngăn chặn quá trình tiết acid của dạ dày và giúp tăng độ pH.

– Các thuốc ngăn bơm Proton giúp tăng điều hòa acid có trong dịch vị dạ dày, nhất là vào ban đêm.

Lưu ý quan trọng: Không sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa thăm khám. Khi được bác sĩ kê đơn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc và lịch tái khám.

5.2. Điều trị trào ngược bằng một số bài thuốc dân gian

Ngoài điều trị bằng thuốc tây, bạn có thể áp dụng chữa chứng trào ngược bằng một số bài thuốc dân gian tốt cho dạ dày và đường ruột như:

– Các bài thuốc từ củ nghệ vàng và mật ong: Tinh chất curcumin có trong củ nghệ là chất  chống oxy hóa lý tưởng giúp làm lành nhanh chóng các vết viêm loét dạ dày. Mật ong có tính kháng viêm cao, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.

– Bài thuốc hoặc món ăn có gừng tươi: Gừng tươi là vị thuốc tiêu viêm, giảm đau từ thiên nhiên rất an toàn, lành tính, giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do trào ngược ban đêm gây ra.

– Bài thuốc từ hoa cúc: Hoa cúc có chất giảm co thắt, giúp dạ dày kháng khuẩn, làm lành tổn thương.

Áp dụng các bài thuốc dân gian người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

Trào ngược dạ dày về đêm: mức độ nguy hiểm và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Thường xuyên ợ hơi: Hiểu rõ nguyên nhân, thời điểm thăm khám

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị hiệu quả

6. Phòng ngừa chứng trào ngược dạ dày về đêm ra sao?

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm khá hiệu quả.

– Ăn cơm tối sớm hơn. Bạn nên ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 2 đến 3 tiếng để thức ăn được tiêu hóa hết, giảm áp lực cho dạ dày.

– Nằm ngủ với tư thế nghiêng phải hoặc trái, giúp dạ dày và thực quản không nằm ngang nhau nên khó trào ngược từ dày lên thực quản hơn.

– Nên kê gối cao khi ngủ giúp kiểm soát được cơn trào ngược hơn.

– Bạn nên kiêng tất cả các loại thực phẩm có hại cho dạ dày như: các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống là bia rượu, hoa quả chua như cam, bưởi, sấu…

– Bạn cũng nên tránh thức khuya, nên thường xuyên tập thể dục, thực hiện lối sống vui vẻ, thoải mái, tránh xa căng thẳng, stress…

Trào ngược dạ dày về đêm là bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa, kiểm soát căn bệnh này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *