3 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh sỏi thận không nên bỏ qua

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến hiện nay, sỏi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như viêm nhiễm đường tiết niệu, suy thận, teo thận… Tuy nhiên bạn sẽ không gặp phải những vấn đề trên nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Để giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý này, bài viết dưới đây xin được chia sẻ 3 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh sỏi thận.

Bạn đang đọc: 3 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh sỏi thận không nên bỏ qua

3 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh sỏi thận

3 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh sỏi thận không nên bỏ qua

Đau vùng lưng, hông là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh sỏi thận (ảnh minh họa)

Đau, khó chịu vùng thắt lưng, hông

Thận nằm ở gần vùng lưng, hông, nên nếu gặp phải những vấn đề về thận, đặc biệt có sỏi trong thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn vùng lưng, hông. Đau có thể lan tỏa đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi.

Tiểu nhiều, tiểu buốt

Đây là dấu hiệu thường gặp nhất của sỏi thận. Nguyên nhân gây tiểu nhiều là do sỏi cản trở việc đào thải khiến nước tiểu không thể ra ngoài chỉ trong một lần tiểu, gây nên cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu cũng thường có hình dạng xù xì, sắc nhọn nên khi di chuyển trong đường tiết niệu sẽ gây cọ sát, tổn thương niêm mạc dẫn tới cảm giác đau rát, tiểu buốt.

Nước tiểu có màu lạ

Nước tiểu đục hoặc có màu hồng là dấu hiệu cảnh báo sỏi thận. Nước tiểu đục là do lắng đọng nhiều cặn bã hoặc do viêm nhiễm tạo mủ trong đường niệu. Còn nếu nước tiểu có màu hồng thì có thể đường tiết niệu của bạn đã bị tổn thương do sỏi va chạm, cọ xát vào niêm mạc.

Cách xử trí khi bị sỏi thận

Tìm hiểu thêm: Những cách chữa sỏi tiết niệu hiệu quả hiện nay là gì?

3 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh sỏi thận không nên bỏ qua

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ sỏi thận để được chẩn đoán chính xác và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt

Nên thăm khám ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ sỏi thận để được chẩn đoán chính xác và điều trị sỏi kịp thời, tránh để tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đặc biệt nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể tầm soát nhiều bệnh lý trong cơ thể vì có những trường hợp bệnh diễn biến trong âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng.

Nhanh chóng điều trị để loại bỏ sỏi

Việc điều trị ngay khi phát hiện có sỏi sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hơn nữa, người bệnh cũng có thể hoàn toàn an tâm trong điều trị vì với sự phát triển của y học có thể làm sạch sỏi nhẹ nhàng, nhanh chóng mà không xâm lấn hoặc ít xâm lấn như:

– Tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi ngoài cơ thể phát ra sóng xung kích để bắn phá viên sỏi thành vụn nhỏ để sỏi có thể dễ dàng đào thải ra ngoài cơ thể theo đường tiểu. Với cách điều trị sỏi này người bệnh sẽ không phải mổ, không đau và có thể ra về ngay sau 30 – 45 phút tán sỏi.

– Tán sỏi nội soi qua da

Đây là phương pháp mà chỉ với một vết chích nhỏ (0,5cm) vùng lưng, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi kích thước nhỏ vào vị trí có sỏi, rồi dùng năng lượng laser tán vỡ sỏi thành vụn nhỏ và hút ra ngoài. Nhờ ít xâm lấn nên có thể giúp bệnh nhân ít đau, ít xâm lấn, rút ngắn thời gian nằm viện (chỉ khoảng 2-3 ngày).

– Tán sỏi nội soi ngược dòng

Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đi vào vị trí có sỏi từ đường tự nhiên của cơ thể (đường tiểu), rồi tán vụn sỏi bằng laser và bơm rửa lấy hết sỏi. Điều trị sỏi bằng cách này giúp bệnh nhân sạch sỏi mà không đau, không vết mổ, có thể ra viện sau 24h.

3 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh sỏi thận không nên bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Các nguyên nhân sỏi bàng quang phổ biến nhất

Các phương pháp điều trị sỏi hiện đại như tán sỏi ngoài cơ thể… giúp bệnh nhân có thể sạch sỏi nhẹ nhàng, không cần phẫu thuật

Đây đều là những phương pháp điều trị hiện đại, hạn chế xâm lấn cho bệnh nhân đang được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *