Viêm loét dạ dày có triệu chứng gì là băn khoăn của không ít người. Hiện nay tỷ lệ người mắc các bệnh về dạ dày chiếm gần 30% dân số. Bệnh cũng có tỷ lệ tái phát cao vì vậy mọi người cần nắm rõ các triệu chứng nhằm phát hiện bệnh sớm .
Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày có triệu chứng gì và những điều cần biết
1. Viêm loét dạ dày là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu viêm loét dạ dày có triệu chứng gì hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày. Khi bệnh mới hình thành rất khó để nhận biết và dễ nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Viêm loét dạ dày là khi trên niêm mạc của dạ dày xuất hiện các tổn thương. Lớp mô tế bào bị ăn mòn và lộ ra ngoài. Viêm loét dạ dày tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Bệnh viêm loét dạ dày có triệu chứng gì dễ nhận biết?
Viêm loét dạ dày xuất hiện nhiều triệu chứng từ nhẹ tới nặng. Nếu không hiểu rõ về các dấu hiệu thì người bệnh dễ chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường.
2.1 Viêm loét dạ dày có triệu chứng gì? Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị được đánh giá là dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết của viêm loét dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn vài tiếng hoặc đau vào lúc bụng đói. Đôi khi cơn đau cũng xuất hiện vào thời điểm nửa đêm về sáng. Mức độ đau ở mỗi người khác nhau: Có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn dữ dội từng cơn.
2.2 Ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị
Thời kỳ đầu của bệnh thường xuất hiện ợ hơi, ợ chua. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm loét dạ dày.
2.3 Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn
Các tổn thương trên bề mặt tế bào ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của dạ dày. Quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng bị chậm lại khiến người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Bệnh nhân cũng thường có cảm giác buồn nôn sau khi ăn no.
2.4 Viêm loét dạ dày có triệu chứng gì? Rối loạn tiêu hóa
Viêm loét dạ dày gây ra những thay đổi gây rối loạn hệ tiêu hóa. Biểu hiện nhận biết là người bệnh bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Một số người bệnh chủ quan vì nghĩ rằng mình chỉ bị kích thích tiêu hóa thông thường và không điều trị dứt điểm.
2.5 Mệt mỏi, sụt giảm cân bất thường
Dạ dày hoạt động không ổn định khiến việc chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng sụt giảm. Do đó cân nặng của người bệnh sẽ sụt giảm đột ngột, khó kiểm soát. Cơ thể luôn trong tình trạng xanh xao, mệt mỏi dẫn tới suy nhược.
Các dấu hiệu kể trên là triệu chứng thường gặp khi bị viêm loét dạ dày tuy nhiên để có tính chính xác cao bạn cần tới bệnh viện thăm khám. Dựa vào máy móc và các xét nghiệm sẽ giúp bạn biết được mức độ và vị trí của tổn thương. Đồng thời giúp xác định bạn có nhiễm vi khuẩn HP hay không để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Viêm loét dạ dày có triệu chứng gì? Ợ hơi là dấu hiệu cảnh báo
3. Một số nguyên nhân cơ bản gây ra viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý ở hệ tiêu hóa rất dễ mắc. Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày khá đa dạng. Một số nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chính thói quen không tốt của người bệnh.
3.1 Nguyên nhân do vi khuẩn HP
Theo các nghiên cứu gần đây có tới gần 70% người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh sống tại lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Khi ở thể ngủ chúng hoàn toàn không gây hại. Chỉ tới khi có môi trường thuận lợi vi khuẩn HP mới tiết ra độc tố làm tổn thương dạ dày. Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm qua con đường ăn uống khi dùng chung đồ.
3.2 Stress kéo dài
Căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân kích thích hiện tượng viêm loét dạ dày. Khi căng thẳng hệ thần kinh trung ương ngắt lưu lượng mát tới dạ dày. Quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ gây ảnh hưởng đến các cơn co thắt tiêu hóa và kích thích sản sinh ra nhiều acid dịch vị gây tổn thương dạ dày.
3.3 Ăn uống không khoa học, sinh hoạt thiếu điều độ
Nhiều người thường có thói quen ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn khuya,…mà không biết rằng việc này tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Thường xuyên ăn đồ chua cay, đồ ăn nhanh, thức ăn không sạch sẽ cũng là điều kiện thuận lợi gây tổn thương dạ dày.
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm được sử dụng bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây tác dụng phụ làm tổn thương dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
4. Cách điều trị viêm loét dạ dày
Để điều trị viêm loét dạ dày người bệnh cần gặp các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng bệnh. Dựa vào hình ảnh và kết quả kiểm tra bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Các loại thuốc thường sử dụng trong trị bệnh viêm loét dạ dày là:
– Thuốc kháng acid
– Thuốc giảm tiết acid dịch vị
– Thuốc ức chế bơm proton
– Thuốc tạo màng bọc giúp bảo vệ dạ dày và các ổ viêm loét
– Trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ uống thêm thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn
5. Lời khuyên bổ ích giúp phòng bệnh viêm loét dạ dày
Dù bạn đang khỏe mạnh hay đã điều trị khỏi viêm loét dạ dày cũng đều cần thực hiện các lưu ý sau để tránh nhiễm bệnh.
– Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn
– Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau
– Chế biến sạch sẽ và nấu chín thực phẩm trước khi ăn
– Nên lựa chọn thực phẩm tươi, nhiều chất xơ, đồ ăn ít dầu mỡ
– Luôn nhớ vệ sinh tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn để tránh lây nhiễm vi khuẩn
– Cai thuốc lá và khuyến khích những người xung quanh bỏ thuốc
– Thường xuyên tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe. Cơ thể được rèn luyện mỗi ngày cũng thúc đẩy hệ tuần hoàn lưu thông
– Khám sức khỏe hàng năm để giúp phát hiện bệnh sớm
>>>>>Xem thêm: Viêm trợt hang môn vị là gì?
Mọi người cần nhớ rửa tay sạch trước khi ăn
Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu viêm loét dạ dày có triệu chứng gì. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên bạn cần tới bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị hiệu quả. Bệnh viêm loét dạ dày tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn không nên chủ quan, lơ là.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.