Viêm tiết niệu ở trẻ có xu hướng ngày một gia tăng, chỉ đứng sau viêm đường hô hấp và đường tiêu hóa. Điều nguy hiểm là triệu chứng của bệnh khá giống một số bệnh thông thường như cảm, sốt… nên rất dễ bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó có trường hợp vì trẻ còn nhỏ nên cách thể hiện chưa rõ ràng rằng bé đang có cảm thấy đau hay khó chịu dẫn tới tình trạng phát hiện chậm. Trẻ khi mắc viêm tiết niệu nếu không được điều trị dứt điểm sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng thận, suy thận, thậm chí là nhiễm khuẩn huyết gây đe dọa tính mạng.
Bạn đang đọc: Phụ huynh nên cảnh giác với bệnh viêm tiết niệu ở trẻ
1. Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em là gì?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ là hiện tượng một hoặc nhiều cơ quan trong hệ tiết niệu xảy ra hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn có hại xâm nhập, tấn công gây nhiễm trùng. Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị dứt điểm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và chức năng sinh sản sau này.
Bệnh viêm tiết niệu ở trẻ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.
2. Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở trẻ
Những tác nhân chính gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ thường gặp là:
- Do các loại vi khuẩn, nấm và các ký sinh trùng gây ra. Phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli. Những vi khuẩn này có thể có thể xâm nhập vào cơ quan khác gây nhiễm trùng. Hoặc chúng trú ngụ ở xung quanh hậu môn băng qua niệu đạo vào bàng quang gây nhiễm trùng cho các bé.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ không sạch sẽ. Phụ huynh đóng bỉm cho trẻ thường xuyên trong một thời gian dài hoặc sử dụng bỉm không đúng cách. Bên cạnh đó, việc vệ sinh cho bé từ sau ra trước sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ.
- Cơ chế miễn dịch chưa đầy đủ ở trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ dễ mắc các bệnh làm suy giảm chức đề kháng như viêm hô hấp, ỉa chảy bị mất nước nặng, nhiễm virus cúm, nhiễm trùng da,…làm tăng nguy cơ bệnh tiết niệu.
- Do cơ các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển toàn diện nên hệ tiết niệu hoạt động bất thường.
- Trẻ có bất thường ở hệ tiết niệu hoặc bị dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh, bàng quang thần kinh hoặc sỏi bàng quang…
- Cấu tạo đường niệu đạo ở các bé gái ngắn, gần với âm đạo và hậu môn làm vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển từ vùng này sang vùng khác.
- Ở bé trai, hiện tượng hẹp bao quy đầu làm nước tiểu thường xuyên bị ứ lại, gây viêm nhiễm ngược dòng.
- Do thói quen nhịn tiểu hoặc uống ít nước của trẻ em. Hoặc cho trẻ mặc những trang phục bó sát.
3. Dấu hiệu viêm đường tiết niệu
Tùy theo độ tuổi và từng vị trí viêm nhiễm mà viêm tiết niệu ở trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Do trẻ còn nhỏ tuổi nên khả năng diễn đạt và biểu đạt cảm xúc còn nhiều hạn chế. Mặt khác, bệnh lại thường tiến triển trong thầm lặng. Vì vậy các bậc phụ huynh quan sát kỹ để phát hiện được những biểu hiện bất thường sau:
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các phương pháp phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản
Viêm tiết niệu ở trẻ tiến triển năng sẽ có triệu chứng sốt cao.
- Rối loạn tiểu tiện: Trẻ tiểu rắt nhiều lần trong ngày, tiểu đau và tiểu khó.
- Nước tiểu của trẻ có màu trắng đục, nhiều cặn và có mùi khai nồng khó chịu.
- Thay đổi nhiệt độ cơ thể: trẻ có thể bị sốt nhẹ, sốt cao từ 39-40 độ hoặc cơ thể bị hạ nhiệt độ so với bình thường.
- Hệ tiêu hóa rối loạn với các biểu hiện như chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy
- Vùng thắt lưng bị đau. Cơ thể mệt mỏi, ngủ li bì. Trẻ quấy khóc nhiều.
- Môi khô, lưỡi bẩn và hơi thở có mùi khó chịu.
Các triệu chứng của bệnh này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh thường gặp khác. Vì vậy, ba mẹ khi thấy con mình có những biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách.
4. Giải đáp viêm đường tiết niệu ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ là một bệnh lý rất dễ điều trị khỏi nếu được phát hiện và được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn biến nặng hoặc điều trị không dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
- Làm suy giảm chức năng thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.
- Làm thận bị ứ nước và lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng sưng phù thận.
- Áp xe thận.
- Nhiễm khuẩn huyết và gia tăng nguy cơ suy gan, ảnh hưởng đến tính mạng.
5. Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ
Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ căn cứ vào vị trí viêm nhiễm và tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi của trẻ để chỉ định phương pháp phù hợp.
5.1. Chẩn đoán viêm tiết niệu ở trẻ
Khi trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và làm các xét nghiệm cụ thể. Mục đích chính là giúp chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình điều trị phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
5.2. Điều trị viêm tiết niệu ở trẻ bằng thuốc
Sau khi đã xác định được chính xác các tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh với tình trạng của từng bé.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi tán sỏi ngoài cơ thể(eswl)
Điều trị viêm viêm tiết niệu ở trẻ bằng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ
5.3. Điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ tại nhà
Để điều trị cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại nhà, phụ huynh cần chú ý các điều sau:
- Cho trẻ sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng và đúng thời gian theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện.
- Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể trẻ và số lần trẻ đi tiểu.
- Hỏi trẻ về các dấu hiệu tiểu buốt, tiểu đau có được cải thiện không.
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để quá trình bài tiết nước tiểu hiệu quả hơn.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm cho trẻ sạch sẽ. Đặc biệt nên chú ý với các trẻ còn nhỏ còn dùng bỉm, tã.
- Đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát nhằm ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
- Trong thời gian điều trị bệnh, nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để xử lý ngay.
6. Các biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu cho trẻ em
Một số biện pháp tránh bệnh cha mẹ cần lưu ý:
- Tập cho trẻ thói quen đi tiểu tự chủ, tránh để trẻ tè dầm. Đi tiểu ngay khi mắc tiểu.
- Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách vùng kín cho trẻ. Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh để vi khuẩn không có cơ hội lây sang đường tiết niệu.
- Tập cho trẻ uống đủ nước để nước tiểu không bị cô đặc.
- Bổ sung chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để nâng các sức đề kháng.
- Theo dõi sức khỏe của trẻ. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, cần đưa trẻ đi khám và điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tiết niệu ở trẻ mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Nếu phát hiện con mình bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, phụ huynh cần điều trị bệnh dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.