Mổ nội soi tán sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser là phương pháp điều trị đang rất được ưa chuộng hiện nay với ưu điểm: không có vết mổ, ít đau, thời gian phục hồi nhanh, phá tan mọi loại sỏi. Vậy quá trình nội soi tán sỏi bàng quang diễn ra thế nào? Phương pháp này có gây nguy hiểm hay để lại những biến chứng không mong muốn cho người bệnh không? Liệu điều trị bằng phương pháp này có thể loại bỏ hết sỏi được hay không? Mời các bạn tìm hiểu dưới bài viết sau.
Bạn đang đọc: Mổ nội soi tán sỏi bàng quang được thực hiện như thế nào?
1.Mổ nội soi tán sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang là một trong những loại sỏi tiết niệu thường gặp nhất.
Có thể bạn không biết, hiện nay sỏi bàng quang chiếm 1/3 tổng số ca sỏi tiết niệu. Bệnh thường dễ gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Tuy nhiên nếu không can thiệp y tế kịp thời, rất dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm thận do nhiễm khuẩn và suy thận.
Hiện nay việc điều trị sỏi bàng quang đã trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều với sự xuất hiện của các phương pháp tán sỏi công nghệ cao ít xâm lấn. Nhờ đó thay vì phải mổ mở để lấy sỏi đau đớn, mất nhiều ngày, thậm chí là vài tuần để hồi phục thì với tán sỏi bệnh nhân hoàn toàn có thể làm sạch sỏi nhanh chóng, êm ái, ít đau, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
2.Mổ nội soi tán sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser được thực hiên như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?
Mổ nội soi sỏi tán bàng quang có hiệu quả như chúng ta nghĩ?
Về bản chất của nội soi tán sỏi bàng quang người bệnh có thể hiểu đơn giản chính là dùng tia laser để phá vỡ những viên sỏi trong bàng quang rồi hút bỏ ra ngoài.
Đầu tiên, để thực hiện được phương pháp này, bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ bên ngoài niệu đạo và khu vực da xung quanh đó. Sau đó, người bệnh sẽ được bôi gel lỗ niệu đạo và ống soi để kính nội soi dễ dàng đi vào, giảm bớt cảm giác khó chịu.
Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi ngược lên lỗ tiểu qua niệu đạo, hướng về bàng quang. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát và xác định vị trí của các viên sỏi bàng quang. Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ của sỏi, bác sĩ sẽ dùng tia laser có cường độ tia lớn hay nhỏ để phá vỡ viên sỏi. Sau khi tán xong, sỏi vỡ có kích thước nhỏ sẽ theo nước tiểu xuống bàng quang và ra ngoài. Còn đối với những mảnh sỏi có kích thước lớn hơn 3mm, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế để gắp bỏ.
Một ca mổ nội soi tán sỏi bàng quang thường diễn ra trung bình trong vòng 30 – 45 phút. Vì làm sạch sỏi theo đường “tự nhiên” – lỗ tiểu nên hoàn toàn không có vết mổ, người bệnh ít đau, sau tán 3 – 6h đã có thể ăn nhẹ. 24h sau tán người bệnh có thể ra viện về nhà nếu sức khỏe ổn định.
Ai có thể thực hiện mổ nội soi tán sỏi bàng quang?
Đây là phương pháp được đánh giá là tạo ra bước tiến vượt bậc trong điều trị sỏi, áp dụng cho các trường hợp sỏi bàng quang >1cm hoặc
Một vài lưu ý về mổ nội soi tán sỏi bàng quang
Tuy mổ nội soi tán sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser là một phương pháp quen thuộc, có thể áp dụng với nhiều đối tượng nhưng vẫn có một số chống chỉ định như sau:
- Những người bị viêm niệu đạo cấp
- Người mắc viêm tiền liệt tuyến cấp tính
- Người bị rối loạn đông máu
- Sốt do nhiễm trùng đường tiết niệu
- Viêm tinh hoàn – viêm mào tinh hoàn cấp tính.
Nhìn chung sau nội soi tán sỏi bàng quang thông thường người bệnh sẽ không có biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên có một số ít trường hợp ở 24 giờ đầu, bệnh nhân có thể đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu có thể màu hồng do chảy máu nhẹ hoặc bị nhiễm trùng đường tiểu với biểu hiện là đau khi đi tiểu và sốt nhẹ. Mặc dù vậy bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ chấm dứt nhanh sau đó. Lưu ý nếu có những triệu chứng như: đau, chảy máu trên 2 ngày, người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị.
3.Mổ nội soi tán sỏi bàng quang có nguy hiểm tới người bệnh không?
Nội soi tán sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser được đánh giá là an toàn, ít biến chứng. Vì không có vết mổ nên giảm thiểu được nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu. Bên cạnh đó tia laser cũng chỉ tác động đến sỏi, không ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận. Tuy nhiên giống như những can thiệp ngoại khoa khác, phương pháp này cũng có tồn tại một số rủi ro như:
- Có thể gây tổn thương, trầy xước, thậm chí chảy máu bàng quang và niệu đạo.
- Gây nhiễm trùng đường tiết niệu
- Đau rát, tiểu ra máu một thời gian sau mổ
- Có nguy cơ tái phát sỏi tại bàng quang, niệu đạo, gây tắc nghẽn làm hẹp đường tiểu
- Đau vùng bụng dưới
Để hạn ché tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng này, bệnh nhan nên lựa chọn điều trị tại các bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại và có chế độ chăm sóc tốt.
4.Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa sự tái phát trở lại sau nội soi tán sỏi bàng quang
>>>>>Xem thêm: Bệnh sỏi mật và những điều cần biết khi điều trị bệnh sỏi mật
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc phòng tránh tái phát sỏi bàng quang.
Sau nội soi tán sỏi bàng quang thành công, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan mà cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và điều trị phù hợp để ngăn ngừa tái phát.
Để sớm hồi phục và tránh những viên sỏi mới được hình thành, bệnh nhân cần có một chế độ phù hợp như:
- Theo dõi tình trạng sức khỏe trước và sau khi mổ 1 tuần, tránh vận động mạnh. Nên nghỉ ngơi tại giường ít nhất 1-2 ngày.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh những hệ lụy không mong muốn.
- Uống đủ nước tối thiếu 2.5 lít/ngày để làm sạch đường tiết niệu. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại nước để thanh lọc cơ thể như: nước đỗ đen, bột sắn dây,…
- Bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, những loại thực phẩm giàu acid citric như cam, bưởi, xoài, dứa,…
- Hạn chế ăn mặn, nên ăn nhạt, tránh những thực phẩm chế biến sẵn.
- Không ăn quá 150 g thịt một ngày
- Cần cân bằng 2 nhóm thực phẩm canxi ( sữa, phô mai,…) và oxalat ( đậu nành, khoai tây,…) để tránh hình thành sỏi mới kết tinh.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia,..và các chất kích thích khác.
Như vậy, trên đây là một số thông tin về phương pháp nội soi tán sỏi bàng quang hiện nay. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp độc giả có thêm những kiến thức bổ ích nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, để việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.