Mách bạn các cách trị loét bao tử hiệu quả 

Cách trị loét bao tử (dạ dày) nào hiệu quả?” là một trong những câu hỏi mà Thu Cúc TCI nhận được nhiều nhất khi thăm khám các trường hợp bệnh nhân có tổn thương đường tiêu hóa trên. Để giải đáp thắc mắc này, Thu Cúc TCI mời bạn cùng theo dõi những thông tin được đề cập trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Mách bạn các cách trị loét bao tử hiệu quả 

1. Hiểu về loét bao tử (dạ dày)

Loét bao tử (hay loét dạ dày) là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn gây ra các tổn thương viêm và loét. Các vết loét ở dạ dày thường chiếm 60% các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng. 

Mách bạn các cách trị loét bao tử hiệu quả 

Hình ảnh nội soi nhận biết vết loét bao tử

Bệnh thường xảy ra ở những người được xác định nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tại dạ dày. Một số nguyên nhân khác như: lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm; hút thuốc lá, uống rượu bia; stress hay sinh hoạt không điều độ… cũng là các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Loét bao tử nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể tiến triển thành mạn tính. Lúc này, bệnh không chỉ khó chữa dứt điểm mà còn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể đối mặt với tình trạng như: xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày, với tỷ lệ ung thư hóa từ 5 – 10%.

Bệnh nhân nghi ngờ các triệu chứng dưới đây, việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa là rất cần thiết để có những can thiệp kịp thời, chặn biến chứng gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng:

– Đau bụng (vùng trên rốn hay thượng vị)

– Đầy bụng, khó tiêu

– Buồn nôn, nôn

– Ợ hơi, ợ chua, cảm thấy nóng rát vùng thượng vị

– Rối loạn tiêu hóa

– Mệt mỏi, ngủ không ngon giấc

2. Các cách điều trị loét bao tử hiệu quả

Loét bao tử là bệnh tiêu hóa phổ biến. Ở giai đoạn đầu, người bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu can thiệp sớm. Tuy nhiên, bệnh cũng có nguy cơ tái phát cao nếu điều trị muộn hoặc sai cách. Do đó, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và có ý thức tuân thủ, kiên trì trong suốt quá trình chữa bệnh.

Cần lưu ý, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị loét bao tử nào, người bệnh cũng nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng bệnh, xác định mức độ tổn thương và tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị mong muốn.

2.1 Làm thuyên giảm triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống

Ở giai đoạn bệnh khởi phát, với những triệu chứng nhẹ, bạn có thể điều trị loét bao tử tại nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Trường hợp tình trạng bệnh nặng hơn, một lối sống lành mạnh vẫn cho thấy những cải thiện rõ rệt về sức khỏe, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh bên cạnh các phương pháp khác.

Người bệnh có thể tham khảo các gợi ý sau đây:

Không nên

– Ăn các thức ăn nhiều gia vị, chua, cay, nóng.

– Hút thuốc lá và sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu, bia.

– Sử dụng các chất kích thích.

– Nằm một chỗ hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.

– Thức khuya.

Nên

– Bổ sung rau củ quả tươi, thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi và ngũ cốc nguyên hạt.

– Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

– Chia nhỏ các bữa ăn và dùng bữa đúng giờ.

– Có ý thức bồi dưỡng đời sống tinh thần giúp thoải mái, lạc quan, tránh stress.

– Duy trì vận động ít nhất 30 phút/ ngày, chơi các môn thể thao phù hợp như: Đi bộ, yoga,…

– Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng chườm nóng, massage để làm thuyên giảm triệu chứng, đặc biệt là các cơn đau thượng vị.

2.2 Trị loét bao tử bằng cách sử dụng các thực phẩm thân thiện với dạ dày

Những loại thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong điều trị loét bao tử bao gồm:

Nghệ và mật ong: Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong là bài thuốc chữa viêm loét dạ dày nổi tiếng. Không chỉ có công dụng kháng viêm, làm lành vết loét và giảm tiết dịch vị, 2 nguyên liệu này còn hỗ trợ tăng cường lợi khuẩn đường ruột.

Tìm hiểu thêm: Những bệnh lý thường gặp liên quan đến triệu chứng ợ chua

Mách bạn các cách trị loét bao tử hiệu quả 

Sử dụng nghệ kết hợp với mật ong là cách trị loét bao tử theo dân gian được đánh giá cao

Nha đam: Người bệnh có thể sử dụng phần thịt nha đam làm nước uống, giúp ức chế nồng độ acid trong dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Gừng: Uống trà gừng đều đặn có thể giúp ngăn ngừa các phản ứng oxy hóa, làm giảm các triệu chứng khó chịu do các ổ viêm loét.

Lá tía tô: chứa các hoạt chất glycosid và tannin có công dụng giảm tiết axit và hỗ trợ làm lành tổn thương. Người bệnh có thể dùng lá tía tô đun sôi với nước để uống để làm giảm cảm giác đau rát do các vết loét tại dạ dày.

Quả sung: Ít phổ biến hơn nhưng bột sung pha cùng nước ấm cũng có tác dụng làm lành các vết loét dạ dày nhờ các thành phần như: phosphor, kali, glucose, vitamin, malic acid. 

Ngoài các thực phẩm nêu trên, còn rất nhiều các bài thuốc dân gian được ghi nhận có tác dụng hỗ trợ điều trị loét bao tử. Tuy nhiên, do các bài thuốc này không rõ nguồn gốc nên để đảm bảo tính an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng. 

2.3 Điều trị y khoa là cách trị loét bao tử có vai trò quyết định

Sử dụng thuốc

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh. Trong đó các nhóm thuốc điều trị loét bao tử có thể bao gồm: 

– Thuốc kháng tiết acid (gồm 2 nhóm chính là thuốc ức chế thụ thể histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton)

– Thuốc trung hòa acid dạ dày.

– Thuốc tạo màng bọc bao phủ ổ loét.

– Thuốc kháng sinh diệt HP dạ dày.

Mách bạn các cách trị loét bao tử hiệu quả 

>>>>>Xem thêm: Bệnh xuất huyết tiêu hóa cao tình trạng nôn ra máu

Điều trị loét bao tử bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất

Một liệu trình điều trị nội khoa thường kéo dài từ 2 – 4 tuần. Trong quá trình điều trị, người bệnh lưu lý tuyệt đối không tự ý dừng thuốc, ngay cả khi nhận thấy triệu chứng đã thuyên giảm hay biến mất. Điều này có thể khiến bệnh không được điều trị khỏi hẳn và tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao.

Can thiệp phẫu thuật 

Trong trường hợp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm, người bệnh bị loét bao tử có thể được chỉ định phẫu thuật. Hình thức phẫu thuật có thể kể đến như: cắt dây thần kinh phế vị hoặc cắt một phần của dạ dày.

Người bệnh điều trị theo phác đồ y khoa, sau một thời gian, sẽ có những chuyển biến khác nhau, tùy theo chế độ sinh hoạt, cơ địa và tình trạng bệnh. Do đó, sau điều trị người bệnh cũng nên tuân thủ lịch tái khám mà bác sĩ yêu cầu. Đồng thời cũng nên có ý thức chủ động kiểm tra định kỳ hệ tiêu hóa để phát hiện những bất thường, ngăn bệnh tái phát. 

Nói tóm lại, loét bao tử là bệnh lý phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Với những gợi ý từ Thu Cúc TCI, người bệnh có thể nắm được các cách trị loét bao tử hiệu quả mà không còn phân vân quá nhiều giữa các nguồn thông tin khó kiểm chứng. Hy vọng bạn có thể tìm thấy câu trả lời hữu ích cho câu hỏi “Cách trị loét bao tử (dạ dày) nào hiệu quả?” tại đây.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *