U dưới niêm mạc dạ dày là gì? U có hình ảnh đại thể tương tự bệnh ung thư. Điều này khiến người mắc bệnh vô cùng lo lắng. Vậy u dưới niêm mạc là gì và mức độ nguy hiểm của nó ra sao?
Bạn đang đọc: Tìm hiểu u dưới niêm mạc dạ dày là gì?
1. Bệnh lý u dưới niêm mạc dạ dày là gì?
U dưới niêm mạc là gì? U dưới niêm mạc là những tổn thương lồi vào trong lòng ống tiêu hóa với các hình dạng khác nhau. U có thể là cơ trơn, u mỡ, u thần kinh. U dưới niêm mạc có tần suất xuất hiện khoảng 1/300 trường hợp nội soi. Khối u thường được phát hiện khi tình cờ nội soi dạ dày. Tuy có hình ảnh tương tự ung thư nhưng u dưới niêm mạc được đánh giá là lành tính
Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì có khoảng 15% trường hợp ung thư hóa nếu không được điều trị trong thời gian dài.
U dưới niêm mạc dạ dày là gì? U có hình dạng đại thể tương tự ung thư
2. Phân loại u dưới niêm mạc
Các loại u ở niêm mạc có hình dạng khác nhau. Tìm hiểu rõ về các loại u giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
2.1 U dưới niêm mạc dạ dày là gì? U cơ trơn
U cơ trơn là dạng u lành tính xuất phát từ lớp cơ niêm hay lớp cơ. Phần lớn u cơ trơn xuất hiện ở thực quản và hiếm khi xuất hiện ở các vị trí khác trên đường tiêu hóa. 90% u cơ trơn được phát hiện ở ⅓ dưới thực quản và ⅓ ở giữa. Phẫu thuật cắt bỏ u được thực hiện khi u gây triệu chứng khó nuốt, tắc ruột, chảy máu,…
2.2 U mỡ
U mỡ là dạng u thường gặp có thể thấy ở các vị trí của ống tiêu hóa. Vị trí thường gặp nhất là ở hang vị và đại tràng. U mỡ do sự tích tự của các mô mỡ. Trên hình ảnh nội soi u thường có màu vàng, mềm. Sinh thiết u mỡ là điều không cần thiết. U mỡ thường không gây triệu chứng nhưng u có kích thước lớn có thể gây chảy máu, tắc ruột và cần phẫu thuật cắt bỏ. U mỡ không có nguy cơ ác tính vì vậy không cần theo dõi hoặc phẫu thuật nếu không gây triệu chứng.
2.3 U dưới niêm mạc dạ dày là gì? U thần kinh-nội tiết
Dạng u thần kinh nội tiết được đánh giá là u ác tính và thường gặp ở ruột non. Một số u có thể tiết ra hormone gây hội chứng lâm sàng. Các khối u này thường được phát hiện tình cờ khi nội soi dạ dày, tá tràng, trực tràng. U thần kinh thường có nguồn gốc từ cơ và xâm lấn vào niêm mạc nên có thể được chẩn đoán và sinh thiết bằng kỹ thuật nội soi. Việc điều trị u bằng nội soi hay phẫu thuật sẽ phụ thuộc và độ biệt hóa và vị trí của u.
2.4 Mô tụy lạc chỗ
Mô tụy lạc chỗ thường ở vị trí hang vị phía bờ cong lớn dạ dày. Đây là dạng u dưới niêm có dạng hình tròn được bao phủ bởi niêm mạc bình thường và có lõm ở trung tâm. Tổn thương này thường không có triệu chứng nhưng có thể dẫn tới đau bụng, chảy máu, tắc ruột. Mô tụy lạc chỗ >3cm có thể gây viêm tụy cấp và mạn tính.
2.5 Nang đôi
Nang đôi là những bất thường bẩm sinh hình thành trong quá trình phát triển phôi thai. Chúng thường bám vào thành ống tiêu hóa hoặc thông vào trong lòng ống tiêu hóa. Nang được lót bởi niêm mạc ống tiêu hóa có chứa tuyến tiết nhầy làm nang to lên. Nang thường không gây triệu chứng nhưng có thể gây chảy máu, khó nuốt tùy thuộc vào vị trí.
U dưới niêm mạc có nhiều loại khác nhau
3. Phương pháp chẩn đoán u dưới niêm mạc đường tiêu hóa
Các loại u nang đôi, u mỡ, mô tụy lạc có thể được chẩn đoán dựa vào hình ảnh nội soi và không cần sinh thiết. Tuy nhiên các loại u khác có nguy cơ ác tính cần được sinh thiết hoặc cắt u để chẩn đoán và xác định khả năng ác tính. U dưới niêm mạc thường nằm sâu bên dưới niêm mạc vì vậy việc lấy mô sinh thiết vô cùng khó khăn. Các kỹ thuật sử dụng để chẩn đoán: Sinh thiết tiêu chuẩn, sinh thiết bằng kềm lớn, sinh thiết đào, cắt một phần u, chọc hút bằng kim nhỏ,…
4. U dưới niêm mạc dạ dày có gây nguy hiểm không?
U dưới niêm mạc được đánh giá là lành tính và hầu như không có các triệu chứng lâm sàng. U chỉ tình cờ được phát hiện khi nội soi dạ dày. Tuy nhiên một số trường hợp u lớn có thể gây chèn ép hoặc bị viêm loét dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
4.1 Chèn ép
U dưới niêm mạc nếu nằm ở gần tâm vị có thể gây tình trạng chèn ép. Bệnh xuất hiện các triệu chứng: Buồn nôn, khó nuốt, nôn ra thức ăn cũ ngày hôm trước. Đặc biệt khi tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn tới suy nhược.
4.2 Viêm loét
Một số trường hợp khối u bị viêm loét dẫn tới xuất huyết. Dấu hiệu nhận biết là bệnh nhân thường đau bụng vùng thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, thiếu máu,…
4.3 Ung thư hóa
Có khoảng 15% u dưới niêm mạc tiến triển thành ung thư. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo triệu chứng lâm sàng, loại u, vị trí, kích thước,…Trong đó u thần kinh có tỷ lệ ung thư hóa cao nhất và cần điều trị sớm và có phương pháp dự phòng.
Tìm hiểu thêm: So sánh 3 phương pháp nội soi tiêu hóa tại TCI
U dưới niêm mạc có thể gây ung thư
5. Những cách điều trị u dưới niêm mạc dạ dày hiệu quả
Hiện này có nhiều phương pháp điều trị u tuy nhiên điều trị bằng nội soi vẫn là kỹ thuật được sử dụng nhiều với các ưu điểm vượt trội. Thao tác qua nội soi nhanh, không đau, ít chảy máu và thời gian nằm việc ngắn. Chi phí khi điều trị bằng nội soi cũng thấp hơn so với phẫu thuật. Tuy nhiên kỹ thuật này cần có trang thiết bị hiện đại và bác sĩ chuyên môn cao.
5.1 Cắt bỏ niêm mạc qua nội soi
Đây là phương pháp phổ biến. Cắt bỏ niêm mạc qua nội soi áp dụng cho u niêm mạc có đường kính
5.2 Phẫu tích dưới niêm mạc qua nội soi
Cũng áp dụng nội soi trong điều trị nhưng phẫu tích dưới niêm mạc dùng để chẩn đoán và điều trị u dưới niêm mạc hoặc u xuất phát từ cơ. Phương pháp này áp dụng cho u kích thước > 2cm. Đây là kỹ thuật khó và dễ xảy ra biến chứng, thời gian điều trị kéo dài.
5.3 Các phương pháp khác
Ngoài các phương pháp phổ biến thì hiện này còn áp dụng cắt bỏ u nội soi qua đường hầm, nội soi cắt toàn bề dày thành ống tiêu hóa, mổ hở,…Tùy thuộc vào loại u và tình trạng bệnh nhân mà sử dụng kỹ thuật điều trị khác nhau. U dưới niêm mạc có tỷ lệ lành tính cao vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ tốt hơn cho việc điều trị và giảm các biến chứng nguy hiểm.
6. Lời khuyên cho bệnh nhân
– U GIST ở dạ dày và đại tràng có kích thước >2 cm và có nguy cơ cao cần được điều trị bằng phẫu thuật.
– Nội soi siêu âm cần được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi u dưới niêm (nhất là u dưới niêm có kích thước nhỏ hơn 2 cm).
– U cơ trơn nếu không có triệu chứng thì không cần điều trị hoặc theo dõi
– U mỡ cũng tương tự như u cơ trơn không cần phải theo dõi và điều trị qua nội soi trừ khi có triệu chứng.
– Các u dưới niêm xuất phát từ lớp cơ cần được sinh thiết bằng chọc hút kim nhỏ. Việc này để xác định bản chất tổn thương, có hướng điều trị phù hợp. (FNA)
– U dưới niêm có nguy cơ ác tính cần được điều trị bằng cách cắt bỏ hoặc phẫu thuật. Điều này sẽ phụ thuộc và kích thước, vị trí và bản chất của u
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng trào ngược dạ dày thanh quản có thể bạn chưa biết
U dưới niêm mạc có thể điều trị bằng nội soi
Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu rõ u dưới niêm mạc dạ dày là gì? Nếu không may mắc bệnh bạn không nên quá lo lắng mà nên thực hiện theo các yêu cầu của bác sĩ. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan sẽ giúp bạn đẩy lùi mọi bệnh tật.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.