Xuất huyết đại tràng là tình trạng bệnh lý đáng báo động, tiềm ẩn nguy cơ gây phình giãn, thủng dạ dày, thậm chí ung thư hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Bạn đang đọc: Xuất huyết đại tràng: Cảnh báo các biến chứng nguy hiểm
1. Xuất huyết đại tràng là gì?
Xuất huyết đại tràng (hay viêm đại tràng xuất huyết) là bệnh mạn tính, có tính chất tự miễn. Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc và dưới niêm mạc vùng đại tràng bị tổn thương gây loét và chảy máu. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.
Hình ảnh nội soi tình trạng chảy máu tại đại tràng
Người bệnh mắc viêm đại tràng xuất huyết tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 15 – 40 với tỷ lệ tương đương ở cả 2 giới. Bệnh cũng có tỷ lệ mắc mới ngày càng gia tăng. Cứ 100.000 dân thì có 50 người phát hiện tình trạng xuất huyết đại tràng và tỷ lệ mắc mới là 5/100.000 người/ năm.
Về nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có thể bao gồm các yếu tố nguy cơ như:
– Yếu tố di truyền
– Yếu tố nhiễm khuẩn
– Thay đổi miễn dịch của cơ thể
– Môi trường sống
– Tâm sinh lý người bệnh
2. Các biến chứng của bệnh xuất huyết đại tràng
Bệnh nếu chẩn đoán muộn, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
2.1 Phình giãn đại tràng
Thường xảy ra ở giai đoạn xuất huyết đại tràng nặng, viêm toàn bộ đại tràng.
Sự giãn nở bất thường này khiến nhu động ruột bị tê liệt, khó khăn trong việc đẩy phân di chuyển để đào thải ra ngoài. Lâu dần, lượng phân tích tụ lại khiến đại tràng phình ra. Đây là trường hợp có nguy cơ biến chứng thủng đại tràng nếu không được điều trị.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trào ngược dạ dày gây viêm xoang
Người bệnh đối mặt với các vấn đề sức khỏe như viêm ruột, tắc ruột và nghiêm trọng nhất là thủng ruột
2.2 Chảy máu ồ ạt tại đại tràng
Chảy máu là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm đại tràng xuất huyết. Tuy nhiên ở các đợt tiến triển, người bệnh thậm chí có thể thấy tình trạng chảy máu diễn ra nặng hơn. Biểu hiện ở việc phân đi ra có màu đỏ tươi kèm tình trạng mất máu khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, hoa mắt chóng mặt… Người bệnh thậm chí có nguy cơ tử vong do xuất huyết trầm trọng.
2.3 Thủng đại tràng
Trường hợp viêm đại tràng xuất huyết dẫn đến biến chứng thủng đại tràng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới viêm phúc mạc và rất dễ tử vong.
Thủng đại tràng đặc trưng bởi các cơn đau rất mạnh, cảm giác như dao đâm, không thể làm dịu cơn đau bằng bất cứ giải pháp can thiệp tại chỗ nào. Người bệnh cũng có thể bị tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, toát mồ hôi, cảm thấy mất hết sức lực…
Lúc này, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
2.4 Xuất huyết đại tràng biến chứng ung thư hóa
Theo các nghiên cứu chỉ ra, bệnh nhân mắc viêm đại tràng xuất huyết có tỷ lệ ung thư hóa cao đặc biệt nếu bệnh kéo dài. Tỷ lệ mắc ung thư sau 10 năm là 2% và có thể lên đến 18% sau 30 năm.
Lúc này, phẫu thuật cắt bỏ vẫn là lựa chọn duy nhất có khả năng chữa trị tận gốc cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Tuy nhiên, khi tế bào ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan, việc điều trị có thể không mang lại nhiều hy vọng cho người bệnh. Do đó, để ngăn chặn biến chứng, người bệnh cần được kiểm tra, tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ ít nhất 1 lần/năm.
3. Biểu hiện của bệnh
Xuất huyết đại tràng tùy theo mức độ tổn thương sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên có thể bao gồm các dấu hiệu như:
3.1 Đau bụng là triệu chứng thường thấy của xuất huyết đại tràng
Cơn đau thường tập trung ở vùng bụng dưới và hố chậu, có khi đau lan tỏa ra khắp bụng. Đau có thể từ nhẹ tới nặng, từ âm ỉ đến dữ dội, làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay. Người bệnh cũng có triệu chứng mót rặn khi đại tiện.
Khi không được điều trị, các cơn đau đại tràng có thể khiến người bệnh khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc, tận hưởng các hoạt động hàng ngày. Người bệnh có thể kiểm soát cơn đau thông qua sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống.
3.2 Rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân
Thường đi kèm với các cơn đau bụng, biểu hiện ở việc đi phân thất thường, khi rắn, khi lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, có màu đen hoặc kèm theo máu. Tần suất đi đại tiện có thể từ 2 – 6 lần/ ngày tùy theo tình trạng bệnh. Người bệnh có cảm giác mót đại tiện ngay cả khi vừa đi xong.
3.3 Sốt
Tình trạng này hiếm khi xảy ra, thường xuất hiện ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng hoặc có biến chứng. Sốt có thể xuất hiện cùng với biểu hiện rối loạn đại tiện.
3.4 Triệu chứng ngoài tiêu hóa
Viêm đại tràng xuất huyết trong thời gian dài không được điều trị có gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài ruột, có thể kể đến các triệu chứng như:
Đau khớp: Thường xuất hiện cùng các đợt bùng phát xuất huyết đại tràng. Khi tình trạng viêm thuyên giảm, triệu chứng này cũng dần biến mất.
Viêm màng bồ đào (viêm mống mắt): Ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng viêm đại tràng xuất huyết nhưng có thể xuất hiện độc lập, không kèm các triệu chứng tại tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Những biểu hiện của bệnh đại tràng cần biết
Viêm màng bồ đào là một trong những triệu chứng ngoài tiêu hóa xuất hiện ở người bệnh viêm đại tràng xuất huyết lâu năm
Viêm xơ đường mật: 80% các bệnh nhân được phát hiện viêm xơ đường mật tiên phát đều có tiền sử viêm loét đại tràng, bao gồm viêm đại tràng xuất huyết. Triệu chứng này có thể xuất hiện trước hoặc cùng lúc với viêm đại tràng, hoặc thậm chí sau phẫu thuật cắt đại tràng 20 năm.
3.5 Triệu chứng toàn thân
Bao gồm mệt mỏi, thiếu máu, chán ăn, sút cân, phù do suy dinh dưỡng. Các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa của bệnh cũng xuất hiện khi người bệnh có các triệu chứng toàn thân.
4. Các phương pháp điều trị xuất huyết đại tràng
Ngay khi nghi ngờ các triệu chứng xuất huyết đại tràng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, chặn các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cũng lưu ý không nên tự ý điều trị tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc không đúng có thể khiến bệnh nặng hơn, hoặc xảy ra tình trạng kháng thuốc gây khó khăn trong điều trị dứt điểm bệnh.
Bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị nội khoa và theo dõi định kỳ. Đây là phương pháp tiện lợi và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Trường hợp đại tràng chảy máu nặng, bệnh nhân có thể được truyền máu để tránh thiếu máu dẫn đến tụt huyết áp.
Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học cũng có thể mang tới hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh. Người bệnh nên lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chua, cay, thức uống có cồn…
Nếu bệnh nặng, phẫu thuật là biện pháp duy nhất để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị ở giai đoạn này sẽ trở nên khó khăn, phức tạp và tốn kém hơn.
Xuất huyết đại tràng là không phải bệnh hiểm nghèo, song luôn tiềm ẩn khả năng biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Kiểm tra tiêu hóa định kỳ, nội soi đại tràng 6 tháng 1 lần là giải pháp tối ưu để phòng và điều trị bệnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.