Suy thận sống được bao nhiêu năm hiện đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều người bệnh cùng gia đình của họ. Theo các chuyên gia, khả năng sống của người bệnh kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy làm cách nào để kéo dài tuổi thọ cho người bị suy thận?
Bạn đang đọc: Người bị bệnh suy thận sống được bao nhiêu năm?
1. Suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận trong việc lọc máu, bài tiết chất thải và lượng dịch thừa từ trong cơ thể. Khi thận hoạt động kém hiệu quả, các độc tố trong cơ thể bị đào thải chậm hoặc không được đào thải ra ngoài. Lâu dần gây tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng suy thận cấp tính. Nếu không được điều trị khỏi, suy thận sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong giai đoạn này, người ta chia thành 5 cấp độ dựa trên tốc độ lọc cầu thận. Cụ thể:
- Suy thận độ 1: Tốc độ lọc cầu thần vẫn ở mức bình thường hoặc cao trên 90ml/phút. Người bệnh thường không có triệu chứng nào cho thấy thận bị tổn thương.
- Suy thận độ 2: Tốc độ lọc cầu thận từ 60-89ml/phút.Tương tự như giai đoạn 1, các triệu chứng suy thận độ 2 thường không có hoặc biểu hiện không rõ ràng.
- Suy thận độ 3: chia làm 2 giai đoạn. Suy thận độ 3a: Tốc độ lọc cầu thận 45-59ml/phú. Suy thận độ 3b: Thận bị mất chức năng từ trung bình đến nhẹ. Người bệnh bị thiếu máu nhẹ, hoa mắt, chóng mặt. Suy thận độ 3b: Tốc độ lọc cầu thận 30-44ml/phút. Chức năng thận bị mất từ trung bình đến nặng. Người bệnh bị thiếu máu trầm trọng, thường xuyên buồn nôn và nôn, da xanh xao
- Suy thận độ 4: Tốc độ lọc cầu thận từ 15-29ml/phút. Đây là giai đoạn diễn biến cực kỳ nguy hiểm của bệnh.
- Suy thận độ 5: Tốc độ lọc cầu thận dưới mức 15ml.phút. Thận gần như mất hoàn toàn các chức năng.
Suy thận sống được bao nhiêu năm phần lớn được quyết định bởi cấp độ phát triển của bệnh
2. Các yếu tố quyết định suy thận sống được bao nhiêu năm:
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị và hồi phục của người bệnh là:
- Nguyên nhân gây bệnh suy thận: Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp kiểm soát và điều trị hiệu quả hơn.
- Loại suy thận: suy thận cấp hoặc suy thận mạn tính.
- Phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Giai đoạn phát triển của bệnh. Nếu bệnh bệnh tiến triển càng về các giai đoạn sau thì bệnh ngày một nặng và tỷ lệ điều trị thành công ngày một khó khăn hơn.
- Trình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh và khả năng đáp ứng với phác đồ điều trị.
- Thái độ hợp tác của bệnh nhân.
- Chế độ ăn uống kết hợp với lối sống và sinh hoạt.
3. Bệnh suy thận sống được bao nhiêu năm?
Nói về vấn đề suy thận sống được bao nhiêu năm thì sẽ rất khó để đưa ra được câu trả lời xác đáng. Bởi lúc này, sự sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đã kể trên..
3.1. Suy thận cấp tính sống được bao nhiêu năm
Các chức năng của thận bị suy giảm một cách nhanh chóng và đột ngột. Thận bị mất khả loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể, không cân bằng được nước và điện giải. Suy thận cấp diễn ra rất nhanh, có thể sau vài giờ đến vài ngày. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, suy thận cấp có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Các chức năng của thận có thể được phục hồi lại như bình thường. Trong trường hợp người bệnh phát hiện và điều trị muộn có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh có thể được chỉ định chạy thận nhân tạo để xử lý biến chứng, bảo toàn tính mạng.
3.2. Suy thận mãn tính sống được bao nhiêu năm
Đối với những người bị suy thận mạn, thời gian sống của họ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh:
Suy thận nhẹ – suy thận độ 1 và độ 2:
Đây là hai cấp độ đầu của bệnh suy thận mạn. Ở hai giai đoạn này, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được. Nếu bệnh phát hiện sớm, có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học thì việc kiểm soát bệnh hoàn toàn có khả năng. Thậm chí tỷ lệ khỏi bệnh hoàn có thể lên đến 90%. Khi này, người bệnh chưa cần phải tiến hành lọc máu hoặc thay ghép thận mà hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Mặc dù không thể phục hồi 100% chức năng của thận nhưng nếu được điều trị, người bệnh có thể sống và sinh hoạt bình thường.
Tìm hiểu thêm: Mổ mở lấy sỏi niệu quản có nên không?
Suy thận nhẹ có thể được điều trị khỏi bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.
Suy thận giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn bệnh tương đối nguy hiểm. Việc điều trị trở nên khá khó khăn. Thận đã bị tổn thương nặng và có thể diễn biến rất nhanh. Trong giai đoạn này, người bệnh buộc phải tuân theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Ở cấp độ 3a, người bệnh chưa cần thiết phải lọc máu. Chỉ định điều trị thường là dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng để kiểm soát các biến chứng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh nhằm bảo tồn chức năng của thận.. Tuy nhiên sang cấp độ 3b, ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị như cấp độ 3a, người bệnh bắt đầu được chỉ định lọc máu. Người bị suy thận độ 3 có thể sống kéo dài vài chục năm nếu được chữa trị kịp thời và thái độ sống tích cực.
Suy thận giai đoạn 4:
Đây là cấp độ rất nguy hiểm, là cấp độ gần cuối của bệnh suy thận. Lúc này, các cầu thận hoạt động yếu và mất dần các chức năng. Người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào. Phương pháp điều trị tối ưu nhất lúc này là lọc máu chạy thận. Nếu đủ sức khỏe và điều kiện kinh tế, người bệnh có thể sống được hơn chục năm. Còn nếu không điều trị lọc máu, người bệnh sẽ không sống được quá 1 năm sau khi phát hiện.
Suy thận giai đoạn 5:
Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Tuổi thọ của người bệnh giai đoạn này là rất ngắn. Nếu sau khi phát hiện được một năm mà không có biện pháp thay thế hoặc hỗ trợ điều trị thì có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần tiến hành lọc máu từ 2-4 lần/tuần. Trong trường hợp được thay thế ghép thận, có thể kéo dài tuổi thọ từ 3-5 năm. Một số bệnh nhân có thể sống thêm được từ 10 – 20 năm nhờ điều trị tích cực, có chế độ vận động, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp siêu âm sỏi bàng quang
Người bệnh suy thận nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
4. Những vấn đề cần lưu ý đối với người bị suy thận
- Người bị suy thận nhẹ cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
- Dùng thuốc đúng liều, đúng lượng, đúng thời gian và cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị khi có ý định sử dụng một số loại thuốc khác vì có thể gây độc trực tiếp cho thận.
- Tuân thủ chế độ ăn uống kiêng ngặt. Tăng cường bổ sung các loại ngũ cốc, trái cây xanh ra rau củ tươi. Uống từ 3-3 lít nước mỗi ngày. Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, hạn chế tối đa các loại thức ăn chứa nhiều Kali, Protein, Lipid. Không nên sử dụng thực phẩm tinh chế, thức ăn nhanh.
- Không hút thuốc lá và sử dụng các loại nước uống chứa cồn, ga và chất kích thích khác.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày. Giữ cân nặng ở mức ổn định.
- Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ nghỉ hơi hợp lý, tinh thần lạc quan yêu đời…
Trên đây là những giải đáp cho vấn đề “suy thận sống được bao nhiêu năm” và cách điều trị bệnh hợp lý nhất. Hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người hiểu hơn về bệnh và mức độ nguy hiểm của nó.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.