Viêm đường tiết niệu là bệnh lý ai cũng có nguy cơ mắc phải không phân biệt giới tính, tuổi tác. Do đó, viêm đường tiết niệu quan hệ có lây không là lỗi lo lắng của nhiều cặp đôi. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé
Bạn đang đọc: Viêm đường tiết niệu quan hệ có lây không và những lưu ý
1. Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại một hoặc nhiều cơ quan của hệ tiết niệu do các loại vi khuẩn và nấm có hại xâm nhập, tấn công gây tổn thương và dẫn đến bị nhiễm trùng. Bệnh có hai cấp độ đó là viêm đường tiết niệu cấp tính và viêm đường tiết niệu mãn tính. Trong giai đoạn cấp tính, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời; hoặc điều trị không dứt điểm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi này sẽ gây khó khăn trong việc chữa bệnh. Đồng thời gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm, sinh lý của người bệnh.
Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.
2. Những biểu hiện bệnh viêm đường tiết niệu
- Tiểu rắt: đi vệ sinh liên tục nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi lại rất ít.
- Tiểu buốt: đi tiểu cảm giác đau buốt như kim châm.
- Màu nước tiểu: thay đổi bất thường, có màu đen, đục hoặc có lẫn máu.
- Đau bụng dưới: nóng rát, đau âm ỉ vùng bụng dưới.
- Các dấu hiệu từ thận: đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn và ớn lạnh.
3. Viêm đường tiết niệu quan hệ có lây không?
Muốn biết viêm đường tiết niệu quan hệ có lây không, người bệnh cần xác định loại vi khuẩn cũng như vị trí bị viêm nhiễm.
Tác nhân kiến đường tiết niệu bị viêm phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli. Ngoài ra còn kể đến một số loại vi sinh vật khác như Klebsiella, Proteus mirabilis, Enterococcus… hoăc do một số loại nấm gây ra.
Về bản chất, viêm đường tiết niệu không thuộc nhóm các bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể lây lan trong trường hợp người bệnh quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt là khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Tư thế này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn E.coli và các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào đường tiết niệu, sau đó làm viêm đường tiết niệu.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu bệnh sỏi tiết niệu và cách điều trị
Viêm đường tiết niệu quan hệ có lây không là nỗi lo lắng của nhiều cặp đôi
4. Viêm đường tiết niệu lây lan như thế nào khi quan hệ tình dục?
Con đường lây lan chủ yếu của vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của người bệnh có thể di chuyển đến âm đạo hoặc dương vật của đối tác. Bên cạnh đó, hoạt động tình dục có thể đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.
Khi quan hệ tình dục, nước tiểu có thể bị ứ đọng lại trong bàng quang hoặc ống dẫn tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Ngoài ra, quan hệ tình dục bằng miệng khi bạn tình đang bị viêm tiết niệu có thể làm vi khuẩn lây lan lên khoang miệng, gây nhiễm trùng thứ cấp.
5. Người viêm đường tiết niệu có cần kiêng quan hệ không?
Viêm đường tiết niệu khiến người bệnh bị đau và khó chịu ở bộ sinh dục khi quan hệ. Do đó, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng quan hệ trong giai đoạn điều trị. Quan hệ tình dục có thể làm ảnh hưởng đến người bệnh như sau:
5.1. Các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng:
Viêm đường tiết niệu gây kích thích và làm viêm nhiễm các mô nhạy cảm bên trong đường tiết niệu. Dó đó, bất cứ sự xâm nhập nào từ bên ngoài vào đều có thể gây áp lực lên các cơ quan của hệ tiết niệu. Người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt ở dương vật hoặc nóng rát ở niệu đạo. Đặc biệt ,quan hệ khi viêm đường tiết niệu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về sỏi niệu quản nội thành bàng quang
Quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm đường tiết niệu
5.2. Gây ra các bệnh lý khác
Hơn 90% các trường hợp nhiễm bệnh có liên quan đến đến vi khuẩn E. coli và Chlamydia thông qua việc quan hệ với người nhiễm bệnh. Các loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong dịch âm đạo, hậu môn. Do đó, việc tiếp xúc thân mật có thể vi khuẩn bám vào tay, miệng, bộ phận sinh dục…và gây ra một số bệnh lý tình dục khác.
Ngoài ra, việc vi khuẩn bị đẩy sâu hơn vào cơ thể qua quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sang các bộ phận khác. Điều này có thể khiến người bệnh tái nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn khác.
6. Lời khuyên quan hệ tình dục khi viêm đường tiết niệu
Quan hệ tình dục là nhu cầu bản năng sinh học của mỗi con người. Vì vậy, có nhiều khi người bệnh không thể kiềm chế được cảm xúc muốn thân mật. Nếu người bệnh vẫn quyết định quan hệ tình dục trong giai đoạn điều trị viêm đường tiết niệu, hãy chú ý một số vấn đề dưới đây để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng:
- Quan hệ tình dục an toàn bằng, lành mạnh bằng cách sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh phụ khoa.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Điều này giúp làm sạch niệu đạo và đẩy các vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi quan hệ sạch sẽ, đúng cách. Mục đích để không cho vi khuẩn, nấm có cơ hội từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo.
- Không quan hệ tình dục bằng miệng để tránh cơ hôị cho vi khuẩn di chuyển đến miệng và gây ra các triệu chứng nhiễm trùng thứ cấp khác.
- Uống nhiều nước. Chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung sữa chua, nước ép việt quất và các loại thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi, cà chua, bông cải xanh….nhằm giảm lượng vi khuẩn trú ngụ trong đường tiết niệu.
- Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa khi có nhu cầu quan hệ trong lúc bị bệnh. Bác sĩ có thể kê có bạn sử dụng một số loại thuốc nhất định nhằm ngăn ngừa vi khuẩn lây lan hoặc có thể đưa ra lời khuyên để quan hệ tình dục an toàn ngay khi đang bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
7. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra để có phương án xử lý kịp thời nếu gặp các triệu chứng sau:
- Xuất hiện hiện tượng chảy máu, ngứa hoặc nóng rát khi đi tiểu.
- Bị đau dữ dội ở vùng lưng và bụng.
- Âm đạo hoặc dương vật có hiện tượng tiết dịch bất thường.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho vấn đề viêm đường tiết niệu quan hệ có lây không. Đồng thời giúp bạn có thêm các kiến thức cần thiết để phòng tránh căn bệnh này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.