Môn vị là bộ phận thuộc dạ dày vì vậy bệnh viêm môn vị có những điểm khá tương đồng với viêm dạ dày. Viêm môn vị dạ dày gây ra nhiều khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Bạn đã biết gì về viêm môn vị ? Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về viêm môn vị qua bài viết này.
Bạn đang đọc: Viêm môn vị dạ dày và những điều cần biết
1. Viêm môn vị dạ dày là gì?
Dạ dày là bộ phận chứa và tiêu hóa thức ăn quan trọng hàng đầu trong hệ tiêu hóa. Dạ dày thường có hình chữ J và có thể thay đổi tư thế theo tình trạng no hoặc đói. Dạ dày gồm các bộ phận:
– Phình vị
– Thân vị
– Hang vị
– Môn vị
Môn vi nằm ở cuối cùng của dạ dày, nằm ngang từ góc bờ cong ở ngay sau hang vị. Viêm môn vị dạ dày là khi xuất hiện các tổn thương ở vùng môn vị. Mạch máu giãn nở ứ đọng lại tạo thành các vết viêm loét.
Viêm môn vị dạ dày là bệnh lý khá phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Nguyên nhân viêm môn vị dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm môn vị. Những nguyên nhân này cũng tương tự với bệnh viêm dạ dày do môn vị là một phần của dạ dày
2.1 Viêm môn vị dạ dày do vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến dạ dày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng thường sống trong lớp nhầy của dạ dày. Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn HP sẽ tiết ra độc tố gây tổn thương nghiêm trọng cho hang vị.
2.2 Stress
Nguyên nhân thứ hai dẫn tới viêm môn vị là do căng thẳng. Nhiều người nghĩ rằng stress không ảnh hưởng tới dạ dày nhưng thực tế đó là một trong những tác nhân gây bệnh. Căng thẳng thần kinh sẽ gây kích thích dạ dày tăng tiết acid. Niêm mạc dạ dày tiếp xúc với acid hình thành các vết viêm loét.
2.3 Lạm dụng thuốc
Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên thuốc không thể phân biệt được giữa vi khuẩn có lợi và có hại. Các loại vi khuẩn tốt bị tiêu diệt khiến cho lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc sụt giảm khiến dạ dày dễ bị tấn công.
2.4 Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Nhiều người có thói quen sử dụng bia rượu, thuốc lá và chất kích thích mà không biết rằng chúng sẽ gây hại cho dạ dày. Các độc tố chứa trong chúng gây kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm môn vị.
Viêm môn vị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do vi khuẩn HP
3. Triệu chứng viêm môn vị dạ dày
Viêm môn vị dạ dày có thể được phát hiện bởi những triệu chứng khởi phát sớm. Nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây thì rất có thể bạn đang bị viêm môn vị
3.1 Đau bụng trên do viêm môn vị dạ dày
Môn vị nằm ở phần trên rốn vì vậy nên các cơn đau thường sẽ xuất hiện ở vùng này. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội từn cơn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Khi bụng rỗng, dịch vị acid tiết ra nhiều hơn khiến các cơn co bóp cũng mạnh hơn.
3.2 Buồn nôn, nôn
Hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định khiến quá trình tiêu hóa thức ăn ngưng trệ dẫn tới tình trạng buồn nôn, nôn. Người bệnh có thể nôn ra dịch nhầy hoặc thậm chí là máu nếu bệnh ở giai đoạn nặng. Đây là dấu hiệu cảnh báo các vết loét đã ăn sâu gây xuất huyết dạ dày.
3.3 Ợ chua, ợ hơiViêm môn vị dạ dày là bệnh lý khá phổ biến ở hệ tiêu hóa
Những người bị viêm môn vị sau khi ăn no có thể xuất hiện ợ hơi, ợ chua thường xuyên. Đặc biệt là sau khi bạn ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chua cay. Nguyên nhân khác là do thức ăn chậm tiêu hóa dẫn tới lên men và tạo thành khí đẩy lên cổ họng tạo cảm giác buồn nôn.
Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng ở đâu tốt nhất?
Dáu hiệu dễ nhận biết nhất của viêm môn vị là người bệnh thường cảm thấy đau ở cùng thượng vị
4. Cách phòng ngừa bệnh viêm môn vị
Để chữa trị và phòng ngừa viêm môn vị mọi người cần lưu ý tới những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Với những người đang bị viêm môn vị càng cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
4.1 Thay đổi ăn uống hàng ngày
Những người mắc bệnh viêm môn và và những người bị bệnh về dạ dày cần thực hiện một số lưu ý sau:
– Chú ý ăn chậm, nhai kỹ thức ăn để giảm gánh nặng lên dạ dày
– Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần trong ngày sẽ giúp dạ dày hoạt động ổn định hơn
– Nếu cơn đau xuất hiện bạn có thể uống một ly sữa ấm hoặc ăn bánh mỳ giúp xoa dịu cơn đau
– Bạn nên ăn một vài bữa cháo hoặc súp trong tuần để dạ dày dễ tiêu hóa hơn
– Hạn chế ăn đồ chua cay, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu,…Các loại thực phẩm này sẽ gây kích thích dạ dày khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
– Nên ăn bổ sung các thực phẩm có khả năng làm lành tổn thương: Tinh bột nghệ, mật ong, nước ép bắp cải,…
– Bổ sung các thực phẩm có tác dụng trung hòa acid: Trà hoa cúc, gừng, hạnh nhân,…
– Tránh xa thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có cồn
– Ăn nhiều trái cây để cung cấp cho cơ thể các loại khoáng chất và vitamin cần thiết: Vitamin C, B, A,…
– Ăn nhiều rau xanh trong bữa ăn hàng ngày: Cải bắp, súp lơ, đỗ, cà chua,…
– Tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa lợi khuẩn giúp cân bằng cho hệ tiêu hóa: Sữa chua, kim chi, phô mai,…
4.2 Sắp xếp thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống thì bạn cũng nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt
– Thiết lập giờ ăn, ngủ đúng giờ. Hạn chế thức khuya và làm việc quá sức mà không nghỉ ngơi
– Rèn luyện sức khỏe hàng ngày thúc đẩy máu huyết lưu thông và đào thảo độc tốt ra khỏi cơ thể. Bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe
– Tránh xa stress, căng thẳng trong thời gian dài vì có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm bị tiêu chảy
Thiết lập giờ giấc sinh hoạt và ăn uống điều độ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng
Viêm môn vị dạ dày tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng vẫn cần phát hiện và điều trị sớm. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy mọi người không nên chủ quan, lơ là khi mắc bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.