Những năm trở lại đây ngày càng nhiều người có các dấu hiệu bị viêm dạ dày. Viêm dạ dày không chỉ gây ra đau đớn mà còn làm ảnh thưởng tới cuộc sống của người bệnh. Mọi người cần tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh bệnh viêm dạ dày nhằm giúp phát hiện bệnh sớm.
Bạn đang đọc: 5 dấu hiệu bị viêm dạ dày và các thông tin cần biết
1. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng trên niêm mạc dạ dày xuất hiện các tổn thương, viêm sưng, xung huyết. Người bệnh thường cảm thấy đau khi ăn quá no hoặc quá đói. Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa và ngày càng có nhiều người mắc bệnh. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ già tới trẻ và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa
2. Dấu hiệu bệnh viêm dạ dày điển hình
Viêm dạ dày ở giai đoạn sớm đôi khi không có dấu hiệu rõ rệt. Một số người khi mắc bệnh thường nhầm lẫn sang đau bụng thông thường vì vậy dễ có tâm lý chủ quan không đi khám. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh sẽ có các dấu hiệu điển hình như:
2.1 Dấu hiệu bị viêm dạ dày là đau thượng vị
Đây là dấu hiệu mà phần lớn các bệnh nhân đều gặp phải. Người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ vùng bụng hoặc đau dữ dội tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Cơn đau thường xuất phát từ vùng bụng trên lan lên ngực và đôi khi lan ra cả sau lưng. Những thời điểm giao mùa, thời tiết hay đổi cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.
2.2 Ăn uống kém do giảm vị giác, đầy bụng
Người bị viêm dạ dày sẽ có cảm giác đắng miệng vì vậy làm giảm vị giác, ăn uống kém ngon miệng. Thức ăn đưa vào dạ dày chuyển hóa chậm khiến người bệnh luôn có cảm giác no bụng, chướng bụng khiến người bệnh ăn ít, thậm chí không muốn ăn.
2.3 Dấu hiệu bị viêm dạ dày là ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng quan trọng của bệnh viêm dạ dày. Phản ứng này tuy không đau đớn nhưng gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân của hiện tượng này do dạ dày bị tổn thương nên quá trình tiêu hóa bị ngưng trệ. Thức ăn khi đưa vào dạ dày chậm chuyển hóa bị tích tụ lại lên men tạo thành khí đẩy lên cổ họng gây ra ợ hơi. Người bệnh sẽ có cảm giác đắng hoặc chua sau khi ợ.
2.4 Cảm giác buồn nôn, nôn
Buồn nôn là biểu hiện của đa số các bệnh lý ở hệ tiêu hóa. Người bệnh bị nôn có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải. Trường hợp bệnh nhân nôn quá nhiều không thể kiểm soát sẽ dẫn tới rách niêm mạc thực quản ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
2.5 Bị chảy máu tiêu hóa
Viêm dạ dày có thể gây vỡ các mạch máu gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày. Biểu hiện của người bệnh: Nôn hoặc đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đen, người bệnh hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp,..Chảy máu tiêu hóa nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn tới mất máu cấp.
Dấu hiệu bị viêm dạ dày là ợ hơi, buồn nôn
3. Tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân do bệnh lý và một số nguyên nhân do thói quen sống không khoa học của người bệnh.
3.1 Dấu hiệu viêm dạ dày do vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có tên gọi đầy đủ theo khoa học là Helicobacter pylori. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng thường sinh sống trong lớp nhầy của niêm mạc tế bào. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố tấn công dạ dày.
3.2 Viêm dạ dày tự miễn
Đây là hiện tượng xảy ra do sự rối loạn trong hệ miễn dịch của người bệnh. Cơ thể tự sản sinh ra kháng thể và tấn công các tế bào khỏe mạnh.
3.3 Tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm đau
Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm khi bị đau nhức. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày.
3.4 Stress trong thời gian dài
Các trạng thái cảm xúc tiêu cực như: Lo lắng, buồn phiền, tức giận đều gây kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị. Chúng dẫn tới sự mất cân bằng môi trường trong dạ dày và dễ gây ra tổn thương.
3.5 Thói quen ăn uống
Nhiều người có thói quen ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn quá no, nhịn đói,…mà không biết rằng những việc làm này đang gây hại cho dạ dày.
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì còn một số nguyên nhân khác như: Bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh AIDS, tiếp xúc các hóa chất có hại,…
4. Viêm dạ dày nếu không điều trị sẽ gây ra biến chứng gì?
Bệnh viêm dạ dày nguy hiểm khi để bệnh kéo dài, không điều trị triệt để sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng.
4.1 Chảy máu dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng thường gặp nhất của viêm dạ dày mạn tính. Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng dẫn tới xuất huyết. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Nôn, đi ngoài ra máu. Nếu không can thiệp kịp thời người bệnh sẽ bị thiếu máu trầm trọng dẫn tới tử vong
4.2 Thủng dạ dày
Một biến chứng khác cũng hay gặp ở người bị viêm dạ dày là thủng dạ dày. Các ổ loét theo thời gian sẽ bào mòn vào niêm mạc và gây ra vết thủng. Triệu chứng giúp nhận biết:
– Đau dữ dội vùng thượng vị
– Khó thở
– Bụng cứng đờ
– Toát mồ hôi nhiều, chân tay lạnh toát
– Tụt huyết áp
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần tới bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức.
4.3 Ung thư dạ dày
Ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất ở hệ tiêu hóa. Trên dạ dày đã xuất hiện các khối u ác tính và có nguy cơ di căn cao. Nếu bệnh phát hiện muộn thì khả năng điều trị thành công không cao.
Tìm hiểu thêm: Đầy hơi đi ngoài ra máu
Viêm dạ dày có thể gây ra ung thư dạ dày
5. Lưu ý chế độ ăn uống khi bị viêm dạ dày
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Vì vậy ăn uống đúng cách sẽ hỗ trợ bệnh nhanh khỏi. Ngược lại nếu ăn các thực phẩm gây kích thích dạ dày sẽ khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.
5.1 Các thực phẩm nên ăn
– Trái cây tươi, rau xanh ( đặc biệt là các loại rau thuộc họ nhà cải)
– Chất đạm dễ tiêu từ: Thịt nạc, ức gà, cá,…
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt
– Sử dụng dầu chiết xuất từ thực vật: Dầu hạt cải, dầu đậu nành,…
– Thức ăn có chứa lợi khuẩn: Sữa chua, kim chi, phô mai
5.2 Các thực phẩm nên hạn chế ăn khi bị viêm dạ dày
– Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ ăn có nhiều muối
– Thức ăn có vị chua cay
– Đồ đông lạnh
– Các chất kích thích, đồ uống có gas, chứa cồn
5.3 Nguyên tắc ăn uống
– Đồ ăn nên được thái nhỏ, nấu chín mềm
– Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng dạ dày rỗng và giảm áp lực lên dạ dày
– Nên ăn ngay sau khi nấu
– Sau khi ăn uống nên nghỉ ngơi, không nên vận động ngay
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo nguy cơ khi trào ngược dạ dày lên mũi
Thức ăn nên được thái nhỏ và nấu chín kỹ để giảm áp lực lên dạ dày
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về dấu hiệu bị viêm dạ dày. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho bạn trong việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Chúc bạn luôn luôn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.