Tháo gỡ thắc mắc viêm đường tiết niệu làm sao hết?

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý có tỷ lệ tái phát cao. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh không những tác động tiêu cực đến cuộc sống mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm đường tiết niệu làm sao hết? Đọc bài viết dưới đây để tháo gỡ thắc mắc trên.

Bạn đang đọc: Tháo gỡ thắc mắc viêm đường tiết niệu làm sao hết?

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn hệ tiết niệu do các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới trong bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ nữ giới bị viêm đường tiết niệu cao hơn rất nhiều so với nam giới.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được phân chia thành các nhóm:

  • Phân loại theo vị trí: viêm đường tiết niệu trên (xảy ra ở thận và niệu quản) và viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt).
  • Phân loại theo diễn biến: gồm nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu có biến chứng.
  • Phân loại theo độ tái phát: gồm viêm đường tiết niệu riêng lẻ, viêm đường tiết niệu tái diễn nhiều lần và có xu hướng gây biến chứng khác.

Tháo gỡ thắc mắc viêm đường tiết niệu làm sao hết?

Viêm đường tiết niệu làm sao hết là thắc mắc của nhiều người bệnh.

2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Đó là:

  • Do nhiễm khuẩn E. Coli: là loại vi khuẩn điển hình tồn tại trong đường ruột. Chúng từ hậu môn xâm nhập vào đường tiết niệu bằng nhiều cách khác nhau khiến đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn.
  • Do quan hệ tình dục: quan hệ tình dục với người viêm niệu đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh. Trong quá trình quan hệ, vi khuẩn của người bệnh sẽ di chuyển đến dương vật hoặc âm đạo của bạn tình và bị đẩy lên bàng quan dẫn đến viêm tiết niệu.
  • Thường xuyên nhịn tiểu: trong nước tiểu có sẵn một lượng vi khuẩn nhất định. Việc nhịn tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn nhân lên nhanh chóng và tấn công niêm mạc bàng quang gây viêm nhiễm.
  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách: vệ sinh sau khi tiểu tiện hoặc đại tiện sai cách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển vào vùng kín gây bệnh. Đặc biệt với nữ giới trong kỳ kinh nguyệt, máu kinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu vệ sinh không sạch sẽ cộng với việc không thường xuyên thay băng vệ sinh thì rất dễ nhiễm trùng đường tiết niệu và đường sinh dục.
  • Một số nguyên nhân khác: hệ thống miễn dịch kém hoặc do hậu quả của các bệnh nền khác trong hệ tiết niệu (như sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, suy thận…), người đái tháo đường, người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch..

3. Những triệu chứng điển hình khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm

  • Tiểu tiện rối loạn: xuất hiện hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Màu nước tiểu khác lạ: nước tiểu vàng đục, lẫn máu, mủ. Mùi khai mùi nồng, khó chịu.
  • Triệu chứng toàn thân: Đau âm ỉ vùng hông lưng, sốt cao, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi.
  • Quan hệ tình dục bị đau rát và khó chịu. Nam giới bị tiết dịch bất thường ở phần đầu dương vật. Nữ giới khí hư ra nhiều và có mùi hôi tanh khó chịu.

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Nếu bệnh không phát hiện và được điều trị dứt điểm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như:

  • Đường tiết niệu bị tổn thương khi bệnh phát triển sang giai đoạn mạn tính.
  • Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản: do đường tiết niệu là bộ phận nằm cạnh cơ quan sinh sản nhất. Nếu bệnh để lâu không được điều trị, vi khuẩn sẽ di chuyển đến nhiều vị trí xung quanh gây tắc buồng trứng ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Từ đó gây nên bệnh vô sinh, hiếm muộn và nhiều bệnh phụ khoa khác.
  • Gây suy thận, nhiễm trùng thận: Trong trường bệnh tiến triển nặng, những vi khuẩn gây bệnh có khả năng ngược dòng tấn công lên trên và tiến vào thận và gây tổn thương toàn bộ hệ thống của thận. Đồng thời làm tổn thương và sung huyết những vùng niêm mạc và khiến chức năng thận bị suy giảm.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật nội soi lấy sỏi có đau không và khi nào được chỉ định?

Tháo gỡ thắc mắc viêm đường tiết niệu làm sao hết?

Suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường tiết niệu

  • Nhiễm trùng máu: đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong. Nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát đi tái phát lại nhiều lần khiến vi khuẩn có cơ hội đi vào máu. Điều này làm nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
  • Suy giảm hoạt động tình dục: viêm đường tiết niệu khiến nữ đau bụng dưới. Nam khó cương dương và khó xuất tinh. Điều này khiến cả hai sợ quan hệ thậm chí lâu ngày có thể bị lãnh cảm.

5.  Viêm đường tiết niệu làm sao hết và cách điều trị bệnh.

5.1. Vậy viêm đường tiết niệu làm sao hết?

Để chấm dứt tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người bệnh cần khám và điều trị bệnh dứt điểm kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

5.2. Cách điều trị dứt điểm để không lo lắng viêm đường tiết niệu làm sao hết

Điều trị tận gốc các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng niệu:

  • Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng. Từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh; mức độ nặng – nhẹ của bệnh để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
  • Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời loại trừ các nguy cơ tái phát bệnh.
  • Người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, đúng lượng và đủ liệu trình để thuốc phát huy được hết công dụng.
  • Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và uống thuốc theo kinh nghiệm; do người khác mách bảo hoặc hoặc lấy từ các đơn thuốc cũ. Để tránh trường hợp bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn hoặc gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Tháo gỡ thắc mắc viêm đường tiết niệu làm sao hết?

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại và loại trừ các nguy cơ tái phát bệnh viêm đường tiết niệu,

Điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và lối sống:

  • Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi để nạp chất xơ, chất chống oxy hóa, dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ đường tiêu hóa và hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả hơn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày từ 2-3 lít (nước lọc, nước trái cây…) để tăng cường hoạt động của hệ tiết niệu.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn mặn, đồ ăn cay nóng để để giảm kích ứng cho bàng quang.
  • Hạn chế tối đa các loại chất kích thích, bia rượu, cà phê, trà xanh,… vì chúng có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Chú ý chăm sóc và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Trong quá trình điều trị bệnh không nên hoặc hạn chế quan hệ tình dục để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Xây dựng chế độ sống hợp lý nhất về ăn ngủ, nghỉ ngơi và làm việc.
  • Vận động thường xuyên bằng các bài tập hợp lý, vừa sức để tăng cường sức khỏe
  • Tái khám sau điều trị từ 1 – 2 tuần để chắc chắn bệnh đã được điều trị dứt điểm.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm đường tiết niệu và những biện pháp để điều trị viêm đường tiết niệu làm sao hết. Hi vọng qua đây sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *