Bệnh viêm trực tràng: Nguyên nhân và phòng ngừa

Bệnh viêm trực tràng có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi, kể cả trẻ em và thanh thiếu niên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm trực tràng, bao gồm: nhiễm trùng, viêm đại tràng, sử dụng thuốc kháng sinh, xạ trị ung thư,… Nắm được các nguyên nhân gây bệnh giúp chúng ta chủ động có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Bệnh viêm trực tràng: Nguyên nhân và phòng ngừa

1. Bệnh viêm trực tràng và phân loại bệnh

Trực tràng là một phần quan trọng của ống tiêu hóa, kết nối đại tràng và hậu môn. Chất thải của quá trình tiêu hóa sẽ đi ra ngoài qua trực tràng.

Viêm trực tràng là tình trạng lớp niêm mạc trực tràng gặp phải tổn thương viêm. Bệnh có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài trở thành mạn tính.

Viêm trực tràng có thể gây nhiều khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Một số trường hợp bệnh còn có biến chứng chảy máu hoặc tiết dịch nhầy ở trực tràng.

Viêm trực tràng có thể chia thành 2 cấp độ: viêm trực tràng cấp tính và viêm trực tràng mạn tính.

Viêm trực tràng cấp tính chỉ xuất hiện và gây các triệu chứng trong thời gian ngắn. Ở cấp độ này, tổn thương viêm thường không xâm nhập sâu vào thành cơ trực tràng. Thay vào đó, các vết viêm chỉ xuất hiện ở lớp niêm mạc trên cùng của trực tràng.

Trong khi đó, viêm trực tràng mạn tính gây ra các dấu hiệu bệnh trong thời gian dài, kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc lâu hơn. Khi đó, tình trạng viêm tác động sâu vào lớp biểu mô trực tràng. Bên cạnh đó cũng có trường hợp tổn thương hình thành phía trên niêm mạc đại tràng.

Bệnh viêm trực tràng: Nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm trực tràng gây nhiều khó chịu và đau đớn, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh

3. Bệnh viêm trực tràng gây ra triệu chứng gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm đại tràng là mót rặn. Người bệnh cảm thấy khó chịu ở bụng và thường xuyên muốn đi đại tiện, ngay cả khi vừa đi xong. Tình trạng mót rặn gây ra bởi tình trạng viêm và kích ứng niêm mạc trực tràng.

Ngoài ra, viêm trực tràng còn có thể gây ra các triệu chứng gồm:

– Ngứa, nóng rát hoặc đau hậu môn – trực tràng;

– Bụng đau quặn từng cơn;

– Tiết dịch nhầy hoặc mủ từ trực tràng;

– Trực tràng chảy máu;

– Đi ngoài ra máu;

– Thường xuyên bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng;

– Hạch bạch huyết ở bẹn có tình trạng sưng.

Đáng chú ý, viêm trực tràng có thể chỉ là viêm trực tràng đơn độc hoặc nằm trong bệnh cảnh viêm toàn bộ đại tràng.

4. Nguyên nhân bệnh viêm trực tràng

Viêm trực tràng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

4.1. Nhiễm trùng đường ruột do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống không lành mạnh, kém vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột, gây viêm trực tràng. Một số bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp bắt nguồn từ các loại vi khuẩn như: salmonella, shigella hoặc campylobacter.

Tìm hiểu thêm: Hành trình xóa bỏ nỗi sợ nội soi tiêu hóa của vị khách

Bệnh viêm trực tràng: Nguyên nhân và phòng ngừa

Nhiễm trùng đường ruột do thói quen ăn uống hoặc quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn tới viêm trực tràng

4.2. Nhiễm trùng do quan hệ tình dục không an toàn

Một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu của viêm trực tràng là do nhiễm trùng từ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Trong đó các bệnh lý thường gặp gồm: bệnh lậu, giang mai, mụn cóc, mụn rộp ở hậu môn,… Người đồng tính nam hoặc người có nhiều bạn tình là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh tăng cao.

Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn, đưa các dị vật hoặc hóa chất qua hậu môn vào trực tràng có thể gây nguy cơ chấn thương vùng cơ quan này. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm trực tràng.

4.3. Viêm loét đại tràng hoặc Crohn gây bệnh viêm trực tràng

Đây cũng là nguyên nhân thường gặp của viêm trực tràng. Có tới 30% trường hợp mắc bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đồng thời gặp phải tình trạng viêm trực tràng.

4.4. Sử dụng thuốc kháng sinh

Tình trạng viêm trực tràng có thể liên quan đến việc uống thuốc kháng sinh. Loại thuốc này tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và có nguy cơ loại bỏ cả những lợi khuẩn tại đường tiêu hóa. Đây chính là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hại khuẩn Clostridium difficile tấn công gây viêm trực tràng và viêm đại tràng.

Bệnh viêm trực tràng: Nguyên nhân và phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng viêm loét dạ dày cần biết 

Lạm dụng thuốc kháng sinh là một trong các nguyên nhân gây viêm trực tràng

4.5. Xạ trị ung thư gây bệnh viêm trực tràng

Những người từng xạ trị khu vực xương chậu (điều trị ung thư trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng) có nguy cơ mắc viêm trực tràng. Triệu chứng thường gặp của tình trạng viêm tuyến phóng xạ là chảy máu trực tràng. Triệu chứng chảy máu trực tràng diễn ra trong vòng 6 tuần sau khi bắt đầu xạ trị hoặc hơn 9 tháng sau khi hoàn tất xạ trị.

4.6. Tăng bạch cầu ái toan

Lượng bạch cầu hoan ái tích tụ trong niêm mạc trực tràng có thể dẫn đến viêm trực tràng. Trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng của tình trạng này.

5. Giải pháp phòng ngừa bệnh viêm trực tràng

Sau khi đã nắm được nguyên nhân gây viêm trực tràng, hãy cùng tìm hiểu các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Trước hết, bạn cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy cẩn trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ dùng thuốc khi có tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Đồng thời, mỗi người cần biết cách bảo vệ bản thân trước các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Hãy quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Bạn cần sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, không nên có nhiều bạn tình, không quan hệ tình dục với người có vết loét hoặc chảy dịch bất thường ở vùng sinh dục.

Khi có các triệu chứng bất thường tại hậu môn – trực tràng, bạn cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người bệnh viêm trực tràng, mắc bệnh Crohn cần điều trị tích cực, tránh biến chứng viêm trực tràng và các hệ lụy nguy hiểm khác. Đồng thời, chủ động khám tiêu hóa định kỳ là việc làm quan trọng giúp kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý trực tràng nói riêng, bệnh đường tiêu hóa nói chung.

Trên đây là các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm trực tràng. Hãy tham khảo áp dụng các biện pháp kể trên để ngăn chặn nguy cơ gặp phải bệnh lý khó chịu này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *