Điều trị HP kháng thuốc như thế nào?

Tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc ngày càng gia tăng khiến nhiều người không khỏi lo lắng và e ngại vì có nguy cơ phải chung sống cả đời với tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày… Điều trị HP kháng thuốc là cần thiết để ngăn chặn biến chứng, đảm bảo chất lượng đời sống của người bệnh.

Bạn đang đọc: Điều trị HP kháng thuốc như thế nào?

1. Hiểu về tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc

Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở người, chiếm hơn 50% dân số thế giới. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa trên như viêm loét dạ dày – tá tràng, thậm chí ung thư hóa. 

Điều trị HP kháng thuốc như thế nào?

Điều trị kịp thời vi khuẩn HP là cần thiết để ngăn các biến chứng, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vi khuẩn HP kháng thuốc là tình trạng vi khuẩn tạo ra kháng thể khiến các loại kháng sinh khi được được vào cơ thể bị vô hiệu hóa.

Ở Việt Nam, việc điều trị vi khuẩn HP phổ biến với phác đồ gồm 2 loại kháng sinh + 1 loại thuốc ức chế acid dạ dày. Thời gian đầu, tỷ lệ diệt vi khuẩn HP có thể đạt > 95%. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, tỷ lệ này giảm xuống còn chưa đến 60%. Nguyên nhân được cho là do vi khuẩn HP kháng thuốc – tình trạng vi khuẩn tạo ra kháng thể nhằm vô hiệu hóa các loại kháng sinh nhạy cảm. 

So với thời gian đầu, giai đoạn HP kháng thuốc gây nhiều khó khăn trong điều trị triệt để loại vi khuẩn này. Chưa kể nếu không có phác đồ thay thế, người bệnh dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: nhiễm khuẩn – uống thuốc – bị kháng thuốc – tiếp tục uống thuốc và có thể tiếp diễn cả đời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2. Sai lầm trong điều trị HP khiến vi khuẩn kháng thuốc

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng HP kháng thuốc, có thể kể đến các yếu tố như:

2.1 Bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng kháng sinh. Việc người bệnh uống thuốc không đủ liều, quên uống thuốc, uống không đúng giờ, tự ý dừng liệu trình mà không được tư vấn bởi bác sĩ… đã tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tồn tại và kháng thuốc.

2.2 Lạm dụng kháng sinh để điều trị các bệnh khác

Người bệnh khi gặp các tình trạng như: đau đầu, viêm họng, cảm cúm… thường có thói quen tự mua kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều kháng sinh hay dùng kháng sinh trong thời gian dài có thể khiến cho vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc với loại thuốc đó. Từ đó hình thành cơ chế tránh được những tác động của thuốc, hoặc sinh ra đề kháng hoàn toàn. 

Tìm hiểu thêm: Khám nội soi thực quản phát hiện trào ngược dạ dày

Điều trị HP kháng thuốc như thế nào?

Vi khuẩn HP sản sinh cơ chế “né” các loại kháng sinh mà lẽ ra có thể tiêu diệt được chúng

2.3 Được chỉ định phác đồ không phù hợp

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng HP kháng thuốc là do bệnh nhân thăm khám tại những phòng khám, nơi nhân viên y tế không đủ chuyên môn trong điều trị bệnh. Việc đưa ra phác đồ không phù hợp, không có cơ sở có thể làm gia tăng khả năng thất bại trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày. 

2.4 Thói quen sống thiếu lành mạnh

Trong quá trình điều trị vi khuẩn HP, không ít trường hợp đáp ứng tốt với thuốc và điều trị thành công. Tuy nhiên lại tái nhiễm chỉ sau một khoảng thời gian do bị lây nhiễm vi khuẩn HP thông qua đường miệng – miệng, miệng – phân, dạ dày – miệng. Do đó, gia đình có thành viên mắc vi khuẩn HP, tỷ lể mắc phải cũng cao hơn người bình thường. 

3. Hệ quả

Trước đây, tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP vốn đã là bài toán khó. Đến khi vi khuẩn HP kháng thuốc, việc điều trị còn khó khăn hơn nhiều lần. Những người có khả năng miễn nhiễm với HP dạ dày (tỷ lệ rất nhỏ) sẽ không gặp vấn đề gì. Nhưng cũng có người bệnh sẽ phải sống với loại vi khuẩn này cả đời.

Nhiễm khuẩn HP không được điều trị hoặc điều trị không đạt hiệu quả có thể biến chứng nguy hiểm. Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng phổ biến nhất. Các ổ viêm loét khi không được quản lý có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày. Nghiêm trọng nhất, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ ung thư hóa. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết, các ổ viêm có sự hiện diện của vi khuẩn HP và tiến triển trên 10 năm có nguy cơ chuyển sản ruột (hay tiền ung thư). Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với những người không mắc loại vi khuẩn này.

Điều trị HP kháng thuốc như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để đẩy lùi triệu chứng?

Điều trị HP kháng thuốc cần thực hiện kịp thời để ngăn biến chứng ung thư

4. Điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc như thế nào?

4.1 Sử dụng phác đồ 4 thuốc

Thường được áp dụng khi phác đồ 3 thuốc dành cho bệnh nhân điều trị lần đầu thất bại hoặc bệnh nhân đã từng sử dụng kháng sinh clarithromycin. Với phác đồ này, người bệnh sẽ dùng thuốc liên tục trong 2 tuần. Các loại thuốc được kê đơn bao gồm: PPI, Tetracyclin, Metronidazole hoặc Amoxicillin và Bismuth.

4.2 Dùng phác đồ điều trị HP nối tiếp

Khi không đạt hiệu quả ở phác đồ 4 thuốc, phác đồ điều trị HP nối tiếp sẽ được chỉ định. Thời gian điều trị cũng rút xuống 10 ngày. Trong đó 5 ngày đầu, người bệnh sử dụng PPI và Amoxicilin. 5 ngày tiếp theo, các loại thuốc được kê đơn gồm: PPI, Clarithromycin, Tinidazole.

4.3 Ứng dụng phác đồ có levofloxacin điều trị HP kháng thuốc

Trên cơ sở vẫn là phác đồ 3 thuốc nhưng có kèm kháng sinh levofloxacin, đây là liệu pháp được áp dụng khi các phác đồ nêu trên không đạt hiệu quả điều trị. Bệnh nhân sẽ sử dụng kết hợp PPI, Levofloxacin và Amoxicillin liên tục trong 10 ngày.

4.2 Điều trị HP kháng thuốc bằng phác đồ cứu vãn 

Như tên gọi, đây là phác đồ được đề nghị sau cùng khi quá trình điều trị HP bằng tất cả các liệu pháp khác thất bại. Phác đồ sử dụng thuốc furazolidone hoặc rifabutin, kết hợp với kháng sinh khác và thuốc ức chế axit dạ dày. 

Để kiểm tra tính hiệu quả của các phác đồ diệt HP kháng thuốc, người bệnh sẽ được kiểm tra thông qua test hơi thở HP, xét nghiệm phân hoặc nội soi sinh thiết dạ dày. 

Phác đồ điều trị HP kháng thuốc đối với mỗi người bệnh là khác nhau do đó, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kê đơn bên ngoài hay sử dụng theo liệu trình của bất kỳ người nào khác. Đặc biệt để việc tiêu diệt vi khuẩn HP được hiệu quả, điều quan trọng là người bệnh cần nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thành đơn thuốc và về các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc. Cũng như cân nhắc khả năng kháng kháng sinh khi lựa chọn phác đồ điều trị. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *